Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh được tìm thấy trong não có liên quan đến khả năng ghi nhớ, tập trung. Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường nồng độ dopamine trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh nguy hiểm do virus gây ra như virus corona. 1. Hạnh nhân: Protein là dưỡng chất quan trọng giúp tăng nồng độ dopamine trong cơ thể. Tyrosine là một amino axit giúp hình thành protein, hỗ trợ sản xuất ra dopamine. Hạnh nhân có chứa tyrosine nên được xem là món ăn vặt thích hợp để tăng cường sản sinh ra “hormone hạnh phúc” trong cơ thể. 2. Chuối: Chuối có chứa tyrosine và flavonoid có tên là quercetin. Cả hai chất này giúp sản sinh ra dopamine. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều vitamin giúp duy trì sức khỏe của bộ não.3. Chế phẩm từ sữa: Các sản phẩm như sữa tươi, sữa chua chứa các amino axit như phenylalanine, tyrosine và pregnenolone cần thiết để sản sinh ra dopamine cũng như các hormone quan trọng trong cơ thể.4. Cá: DHA hay axit Docosahexaenoic một loại axit béo omega-3 hầu hết được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích. DHA giúp cải thiện nồng độ dopamine trong cơ thể cũng như giúp điều trị các bệnh như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng mất trí. 5. Cà phê: Cà phê chứa caffein, có tác dụng như một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Caffein giúp sinh ra dopamine ở não bộ giúp tăng cường sự lanh lợi và tập trung. Trà xanh và chocolate đen cũng là những nguồn cung cấp caffein tốt nhất. 6. Nho: Nho chứa resveratrol, chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng nồng độ dopamine trong não bộ. Các chất chống oxy cũng giúp ngăn ngừa sự chết tế bào nhờ làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể. 7. Việt quất: Việt quất chứa nhiều các flavonoid và các chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe não bộ và điều tiết sự tiết ra dopamine. Ăn việt quất cũng giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhờ giảm stress oxy hóa ở vùng đen và vùng vân của não bộ. 8. Rau cải bó xôi: Cải bó xôi và các loại rau lá xanh được biết đến với công dụng sản sinh ra serotonin, chất dẫn truyền thần kinh tương tự như dopamine. Các loại rau này cũng chứa tyrosine, chất đóng vai trò quan trọng trong kích thích nồng độ dopamine trong não bộ. 9. Nấm rơm: Uridine trong nấm rơm giúp khôi phục nồng độ dopamine trong não, đóng vai trò tích cực trong việc tổng hợp thụ thể dopamine mới cũng như cải thiện trí nhớ và sự lanh lợi. Nấm rơm cũng giúp điều trị các vấn đề về tâm thần như trầm cảm và thay đổi tâm trạng. 10. Yến mạch: Yến mạch giàu carbohydrate phức giúp kiểm soát sản xuất ra tryptophan, một loại amino axit giúp tiết ra serotonin. Serotonin hay “hormone hạnh phúc” là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa tâm trạng, cảm xúc, cảm giác thèm ăn… Các thực phẩm lành mạnh khác: Trứng, dưa hấu, các loại hạt như đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt bí ngô, các sản phẩm từ đậu nành, nước ép trái cây, nghệ, bông cải xanh cũng giúp tăng cường nồng độ dopamine. Một số cách khác: Giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa như bơ, dầu dừa; tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa probiotic, ăn thực phẩm giàu protein, tập thể dục mỗi ngày, duy trì ngủ đúng giờ, nghe nhạc…
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh được tìm thấy trong não có liên quan đến khả năng ghi nhớ, tập trung. Dưới đây là những thực phẩm giúp tăng cường nồng độ dopamine trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh nguy hiểm do virus gây ra như virus corona.
1. Hạnh nhân: Protein là dưỡng chất quan trọng giúp tăng nồng độ dopamine trong cơ thể. Tyrosine là một amino axit giúp hình thành protein, hỗ trợ sản xuất ra dopamine. Hạnh nhân có chứa tyrosine nên được xem là món ăn vặt thích hợp để tăng cường sản sinh ra “hormone hạnh phúc” trong cơ thể.
2. Chuối: Chuối có chứa tyrosine và flavonoid có tên là quercetin. Cả hai chất này giúp sản sinh ra dopamine. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều vitamin giúp duy trì sức khỏe của bộ não.
3. Chế phẩm từ sữa: Các sản phẩm như sữa tươi, sữa chua chứa các amino axit như phenylalanine, tyrosine và pregnenolone cần thiết để sản sinh ra dopamine cũng như các hormone quan trọng trong cơ thể.
4. Cá: DHA hay axit Docosahexaenoic một loại axit béo omega-3 hầu hết được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích. DHA giúp cải thiện nồng độ dopamine trong cơ thể cũng như giúp điều trị các bệnh như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý và chứng mất trí.
5. Cà phê: Cà phê chứa caffein, có tác dụng như một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Caffein giúp sinh ra dopamine ở não bộ giúp tăng cường sự lanh lợi và tập trung. Trà xanh và chocolate đen cũng là những nguồn cung cấp caffein tốt nhất.
6. Nho: Nho chứa resveratrol, chất chống oxy hóa quan trọng giúp tăng nồng độ dopamine trong não bộ. Các chất chống oxy cũng giúp ngăn ngừa sự chết tế bào nhờ làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể.
7. Việt quất: Việt quất chứa nhiều các flavonoid và các chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe não bộ và điều tiết sự tiết ra dopamine. Ăn việt quất cũng giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhờ giảm stress oxy hóa ở vùng đen và vùng vân của não bộ.
8. Rau cải bó xôi: Cải bó xôi và các loại rau lá xanh được biết đến với công dụng sản sinh ra serotonin, chất dẫn truyền thần kinh tương tự như dopamine. Các loại rau này cũng chứa tyrosine, chất đóng vai trò quan trọng trong kích thích nồng độ dopamine trong não bộ.
9. Nấm rơm: Uridine trong nấm rơm giúp khôi phục nồng độ dopamine trong não, đóng vai trò tích cực trong việc tổng hợp thụ thể dopamine mới cũng như cải thiện trí nhớ và sự lanh lợi. Nấm rơm cũng giúp điều trị các vấn đề về tâm thần như trầm cảm và thay đổi tâm trạng.
10. Yến mạch: Yến mạch giàu carbohydrate phức giúp kiểm soát sản xuất ra tryptophan, một loại amino axit giúp tiết ra serotonin. Serotonin hay “hormone hạnh phúc” là chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa tâm trạng, cảm xúc, cảm giác thèm ăn…
Các thực phẩm lành mạnh khác: Trứng, dưa hấu, các loại hạt như đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt bí ngô, các sản phẩm từ đậu nành, nước ép trái cây, nghệ, bông cải xanh cũng giúp tăng cường nồng độ dopamine.
Một số cách khác: Giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa như bơ, dầu dừa; tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa probiotic, ăn thực phẩm giàu protein, tập thể dục mỗi ngày, duy trì ngủ đúng giờ, nghe nhạc…