10 năm ở với con gái trông cháu, khi cháu lớn, bà cụ bị con đuổi về quê

Google News

Khi còn khỏe mạnh, bà hết lòng giúp đỡ con cháu, về già lại bị con cái đuổi đi, dù có quyền lựa chọn nhưng bà vẫn rất buồn.

Khi còn khỏe mạnh, bà hết lòng giúp đỡ con cháu, về già lại bị con cái đuổi đi, dù có quyền lựa chọn nhưng bà vẫn rất buồn.

Bà Tô rất buồn trước quyết định của con rể.

Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Chỉ cần con cái sống tốt, cha mẹ sẽ không so đo tính toán gì khi giúp đỡ con mình. Chỉ là khi đã hết lòng vì con cái như vậy nhưng rốt cuộc lại nhận về nỗi buồn tủi, chẳng có người nào mong muốn như thế.

Bà Tô (Trung Quốc) năm nay đã 65 tuổi, suốt 10 năm qua bà phụ giúp con gái mình rất nhiều. Bây giờ khi các cháu đã lớn, mọi thứ đều ổn định thì gia đình con gái lại có ý định đuổi bà đi.

Trước quyết định này, bà Tô cảm thấy đau đớn vô cùng, giờ đây bà mới thấu hiểu được lòng người là gì.

Bà Tô kể lại rằng: “10 năm trước lúc đó tôi đã ngoài 50 tuổi, cũng là năm tôi nghỉ hưu. Khi đứa cháu ngoại đầu tiên chào đời, con gái nhờ tôi đến phụ giúp chăm sóc. Tôi thấy rất vui khi có thể giúp đỡ con gái.

Tôi đến ở với con gái được 6 năm, khi cháu ngoại đầu tiên học xong mẫu giáo thì đứa thứ 2 chào đời. Tôi tiếp tục ở lại trông nom đứa bé, đưa đón đứa lớn đi học. Thấm thoát đã 10 năm trôi qua, đến nay tôi đã 65 tuổi.

Lúc này, con gái và con rể bàn tính với nhau nói tôi nên trở về quê sống. Nghe những lời nói này, tôi cảm thấy tim như chảy máu. Tôi dành 10 năm để giúp con gái chăm sóc các cháu, bây giờ khi đã già chúng lại nhẫn tâm đuổi tôi về quê.

Tôi thực sự không muốn rời đi, chủ yếu vì tình cảm yêu thương với bọn trẻ. Con gái tôi không cảm thấy bất hiếu với mẹ của nó sao. Tôi rất buồn khi nghe điều đó.

Nếu nhẫn tâm đối xử với tôi như vậy, hãy đền đáp lại những công sức tôi bỏ ra trong ngần ấy năm trời.

Nhìn con gái và 2 cháu trai kháu khỉnh, tôi nói với con rể rằng: Con sợ mẹ tiêu tiền của con sao? Giá thuê bảo mẫu hiện nay là 40 nghìn tệ 1 năm (138 triệu đồng), 400 nghìn tệ 10 năm (1,38 tỷ đồng). Con cứ thế quy ra tiền trả cho mẹ. Mẹ sống ở nhà các con nhưng có lương hưu hằng tháng. Mỗi tháng mẹ còn lấy ra 2000 tệ (7 triệu đồng) để lo cho các cháu, cải thiện ít nhiều cuộc sống của các con. Bây giờ, mẹ không muốn tiếp tục sống như vậy nữa.

Nghe xong những lời này, con rể tôi có chút hối hận nhưng dù nó có làm gì đi chăng nữa cũng không thể khiến tôi vui vẻ trở lại. Vì thế, tôi chọn cách quay trở về quê, không quan trọng con rể có trả tiền lại cho tôi không. Tôi chỉ muốn cho bọn chúng biết những gì tôi đã làm suốt thời gian qua. Liệu bao nhiêu việc đó có đong đếm hết bằng tiền?”.

Khi câu chuyện này được chia sẻ trên MXH, cư dân mạng bức xúc trước cách hành xử của người con rể. Họ cho rằng, làm cha mẹ khi đến tuổi về hưu đừng quá hy sinh cho con cái, bởi suy cho cùng thứ đảm bảo họ an tâm nhất là có một khoản tiền trong ngân hàng để không phải làm phiền tới con cái và tự chi trả được tiền thuốc cho mình. Đặc biệt, không phải sự hy sinh nào của cha mẹ cũng được con cái ghi nhận.


Theo Phan Hằng - Sohu/Arttimes

>> xem thêm

Bình luận(0)