Tin tức 24h: Cậu bé mồ côi mẹ bị một phụ nữ trói vào cột điện đánh đập dã man trong tình trạng trần truồng

Google News

Mồ côi mẹ, cha đi làm xa nên phải gửi con sang người phụ nữ hàng xóm không ngờ bị người này bạo hành không thương tiếc.

Cậu bé mồ côi mẹ bị một phụ nữ trói vào cột điện đánh đập dã man trong tình trạng trần truồng

Theo Người lao động, ngày 25/8, một nguồn tin cho biết, Công an phường An Phú Đông (quận 12, TP HCM) đang lấy lời khai bà Lê Thị Diễm Trang (SN 1988, ngụ quận 12, TP HCM) trước việc người dân tố cáo bà này bạo hành trẻ em.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 16 giờ ngày 23/8, người dân ở KP3, phường An Phú Đông thấy bà Trang trói cháu T.P.C.T. (SN 2015) vào cột điện trong tình trạng trần truồng. Trước mặt nhiều người, bà Trang dùng chổi đót liên tục đánh cháu T. dù cháu khóc và kêu la thảm thiết.

Bức xúc vụ việc, ông Phan Doãn Sáng (SN 1972) vào can ngăn đã bị bà Trang chửi bới, đánh và đe dọa cho giang hồ xử. Ông Sáng đã gọi điện báo công an phường và tổng đài bảo vệ trẻ em qua số 111 nhờ can thiệp.

"Sau vụ việc, tôi đi ra ngoài, vợ chồng Trang xông vào nhà đánh vợ, chị gái tôi và phá tài sản. Một xã hội văn minh mà đứa trẻ bị đánh đập thương tâm thường xuyên như vậy tôi rất bức xúc, mong cơ quan chức năng vào cuộc bảo vệ, cứu cháu.

Thằng bé rất ngoan và dễ thương, không hiểu vì sao mà Trang đối xử với cháu như vậy", ông Sáng chia sẻ trên Dân Trí.

Theo ông Sáng, Trang còn đe dọa một số người khác trong khu phố, nếu can thiệp chuyện đánh bé T., bà sẽ cho giang hồ chém chết.

Người dân bức xúc vì đây không phải là lần đầu tiên Trang bạo hành cậu bé mồ côi mẹ. Ảnh cắt từ clip

Một số người dân sống tại khu vực cho biết, đây không phải là lần đầu chứng kiến cảnh bé trai bị bà Trang đánh. Quá bức xúc trước việc bé trai bị đánh quá dã man chiều 23/8 nên người dân đã báo công an và cung cấp chứng cứ các clip bé trai bị đánh để cơ quan chức năng xử lý người này.

Theo người dân, mẹ bé trai T. qua đời, cháu sống cùng với cha ruột là Phạm Tiến Cường. Do phải đi làm nên cha bé trai nhờ bà Trang trông con giúp. Tuy nhiên, quá trình trông coi, bà Trang thường đánh cháu T. khiến người dân bức xúc.

Theo VnExpress, một lãnh đạo UBND phường An Phú Đông cho biết, sức khỏe cậu bé hiện ổn định. Chính quyền đã phối hợp công an đưa bé đi giám định thương tật để có căn xử lý Trang.

"Người cha gửi con nhờ trông giúp để đi làm. Trang khai đánh vì không nghe lời", lãnh đạo phường cho hay.

Thủy điện Trị An đóng đập tràn, người dân được mùa bắt cá 'khủng'

Vào lúc 13 giờ ngày 25/8, nhà máy Thủy điện Trị An (tại huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đóng cửa đập kết thúc việc xả tràn.

Theo Công ty Thủy điện Trị An, mực nước hồ đo được lúc 7 giờ ngày 25/8 là 60,79m, lưu lượng nước về hồ là 750m3/s. Căn cứ vào tình hình thủy văn trên lưu vực sông Đồng Nai và lưu lượng nước xả từ các nhà máy thủy điện bậc thang trên về hồ, Thủy điện Trị An quyết định ngừng xả tràn.

Trước đó, vào đầu tháng 8/2023, do lượng nước từ thượng lưu về nhiều, ngày 10/8, Thủy điện Trị An đã xả nước qua tràn với lưu lượng 150 m3/s và lưu lượng nước qua tua bin phát điện 800m 3 /giây. Tổng lưu lượng nước xả xuống hạ du là 950m 3 /giây để đảm bảo dung tích phòng lũ, kết hợp đợt triều cường hạ du sông đang giảm dần.

Lòng hồ thủy điện Trị An có diện tích 323 km2, thuộc địa phận 4 huyện của Đồng Nai gồm: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán. Hồ đón nhận lượng nước từ 2 nhánh sông là sông Đồng Nai và sông La Ngà. Hằng năm vào khoảng tháng 8, tháng 9, khi mưa lớn, lượng nước về nhiều, thủy điện Trị An thường xả tràn để đảm bảo an toàn cho đập.

Như thường lệ, ngay sau khi nhà máy thủy điện ngưng xả tràn, là hàng trăm người mang theo nhiều loại ngư cụ ào xuống chân đập để bắt cá.

Rất nhiều các loại cá chép, lăng, mè, trắm có có trọng lượng từ vài kg đến hơn chục kg đã được người dân đánh bắt.

Bắt khẩn cấp người phụ nữ bạo hành bé trai trong lúc bé trần truồng

Ngày 25-8, Cơ quan CSĐT Công an quận 12 (TP HCM) đã bắt khẩn cấp Lê Thị Diễm Trang (SN 1988, ngụ quận 12, TP HCM) để điều tra về hành vi hành hạ người khác. 

Lê Thị Diễm Trang chính là người đã dùng chổi đánh cháu T.P.C.T. (SN 2015) trong lúc cháu ở trạng thái trần truồng khiến người dân khu vực bức xúc.

Lê Thị Diễm Trang.

Khoảng 16 giờ ngày 23-8, người dân ở KP3, phường An Phú Đông thấy Trang trói cháu T.P.C.T. vào cột điện trong tình trạng trần truồng. Trước mặt nhiều người, Trang dùng chổi đót liên tục đánh cháu T. dù cháu khóc và kêu la thảm thiết.

Tang vật vụ án.

Nhiều người nhìn thấy đã can ngăn nhưng Trang vẫn lớn tiếng chửi bới. Thậm chí Trang còn xông vào nhà anh Phan Doãn Sáng (SN 1972) đánh người nhà anh Sáng vì anh dám can ngăn và tố cáo Trang lên công an.

Anh Trần Khương (SN 1972) xót xa: "Cách đây khoảng 20 ngày, tôi nhìn thấy Trang dùng thắt lưng đánh cháu T., tôi can ngăn thì Trang chửi bới tôi. Chiều 23-8, tôi cùng nhiều người thấy Trang đánh cháu T. dã man quá nên đã can ngăn và báo công an".

Một nguồn tin cho biết, mẹ cháu T. qua đời, cháu T. sống cùng với cha ruột là Phạm Tiến Cường. Do phải đi làm nên ông Cường nhờ Trang trông giúp cháu T. Tuy nhiên quá trình trông coi, Trang thường đánh cháu T. khiến người dân bức xúc.

Lễ 2/9, TP.HCM bắn pháo hoa tại hai điểm

UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 78 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và lễ Quốc khánh.

Cụ thể, từ 21h đến 21h15 ngày 2/9, TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại hai điểm. Gồm một điểm tầm cao ở khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức).

Số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp và 10 giàn pháo hoa hỏa thuật (loại pháo phát sáng, tạo hiệu ứng ánh sáng, màu sắc bắt mắt nhưng không gây tiếng nổ và an toàn).

Điểm bắn pháo hoa tầm thấp sẽ được bố trí tại công viên văn hóa Đầm Sen (phường 3, quận 11), số lượng 90 giàn pháo hoa tầm thấp, 30 giàn pháo hoa hỏa thuật, 1.000 ống tầm thấp và hỏa thuật.

UBND TP.HCM giao Bộ tư lệnh TP.HCM phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức bắn pháo hoa tại các địa điểm cùng thời gian trên.

Công an TP.HCM phối hợp với Bộ tư lệnh TP bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình vận chuyển đạn pháo hoa, các địa điểm bắn pháo hoa và các khu vực nhân dân tập trung xem pháo hoa.

Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức phân luồng giao thông tại các khu vực nhân dân tập trung xem pháo hoa.

Giải tỏa việc neo đậu và tạm dừng mọi hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy tại khu vực xung quanh hướng lên đường hầm sông Sài Gòn từ 20h30 đến 22h tối 2/9.

TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại hai điểm, gồm điểm tầm cao ở khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn và điểm tầm thấp tại công viên văn hóa Đầm Sen. Ảnh: Tuổi trẻ

Cũng trong dịp này, TP sẽ tổ chức chương trình trang trí ánh sáng nghệ thuật đường phố và chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ Quốc khánh vào tối 2/9 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).

Để chào mừng sự kiện trọng đại này, Sở Văn hóa và Thể thao cũng tham mưu UBND TP chấp thuận cho tổ chức thả khinh khí cầu. Dự kiến sự kiện sẽ tổ chức vào ngày 2 đến 3/9 tại đường Nguyễn Thiện Thành, TP.Thủ Đức.

Vụ 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Nguồn tin của Báo Người Lao Động cho hay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hồ Xuân Hải (SN 1971, ở xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa). 

Quyết định khởi tố đang đợi Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.

Nghi phạm là Hồ Xuân Hải được xác định là chồng và cha của 4 nạn nhân đã chết bất thường vào sáng 23-8 tại nhà riêng (thôn Vĩnh Đông, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm).

Các nạn nhân gồm bà N.H.N.D (SN 1974), H.N.K.N (SN 2002), H.N.G.M (SN 2009) và H.N.T.A (SN 2013).

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa khám nghiệm hiện trường và nghi phạm Hồ Xuân Hải.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, sáng 23-8, người dân sống gần nhà ông Hồ Xuân Hải phát hiện nhiều người trong gia đình ông này đang nằm bất động. Người dân lập tức báo cho cơ quan chức năng. 

Tại hiện trường, lực lượng chức năng xác định có 4 nạn nhân đều là nữ, đã tử vong. Hồ Xuân Hải được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Công an tỉnh Khánh Hòa đã tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Hồ Xuân Hải để điều tra về hành vi giết người. 

Bước đầu, Hồ Xuân Hải khai nhận gia đình có đầu tư trang trại nuôi heo nhưng thất bại và lâm vào cảnh nợ nần. Vì thế, ông ta quyết định đầu độc cả gia đình bằng khí CO.

Hồ Xuân Hải đã vào các trang mạng tìm mua bình khí CO và tham khảo hướng dẫn sử dụng trên internet. Rạng sáng 23-8, khi vợ và các con ngủ say, Hồ Xuân Hải xả khí vào phòng ngủ. Sau đó, người đàn ông này cũng vào phòng ngủ và hít khí độc. 

Bản án nghiêm khắc cho hai bảo mẫu thay nhau hành hạ bé trai đến tử vong

Ngày 25/8, TAND TP Hà Nội mở lại phiên xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị An (30 tuổi) mức án chung thân và Nguyễn Thị Lành (31 tuổi, cùng ở thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên) 20 năm tù về tội "Giết người".

Về dân sự, tòa ghi nhận họ thỏa thuận bồi thường 500 triệu đồng với gia đình bị hại.

Theo HĐXX, hành vi của An và Lành đặc biệt nghiêm trọng; các bị cáo không có bằng cấp chuyên môn về sư phạm, song vì lợi ích cá nhân nên mở cơ sở trông trẻ trái phép. Cơ sở này từng bị chính quyền địa phương yêu cầu dừng hoạt động, nhưng vẫn tổ chức đón trẻ để trông nom.

Tính từ khi mở lớp trong những tháng đầu năm 2023, An và Lành nhận trông giữ 7 cháu bé.

Hai bị cáo An và Lành tại phiên tòa.

Theo cáo trạng, sáng 23/2/2023, chị Phùng Thị T. gửi con trai là cháu Đ (17 tháng tuổi, ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Hà Nội) cho các bị cáo trông giữ.

Hôm đó, An và Lành dẫn các bé đi ngủ thì cháu Đ. bỏ chạy ra ngoài, đứng ở cửa và khóc. Do bực tức, Lành ném cháu Đ. xuống tấm đệm xốp, khiến đầu bé bị đập vào đệm.

Hành vi của Lành khiến Đ. tiếp tục quấy khóc nên Lành quát, đánh cháu bé. An thấy đồng nghiệp bạo hành nạn nhân nhưng không nói gì, mà tiếp tục hành hạ bé trai.

Chiều cùng ngày, chị T. đến đón con, thấy hai bên tai của bé bị bầm tím, tra hỏi thì Lành nói cháu Đ. bị ngã vào rổ đồ chơi.

Đến tối 23/2, cháu Đ. có hiện tượng nôn, trớ. Hôm sau, chị T tiếp tục đưa con đến gửi tại cơ sở trông giữ của An và Lành.

Sáng 26/2, Lành nghỉ, một mình An trông giữ trẻ. Khoảng 9h30 cùng ngày, thấy cháu Đ. quấy khóc nên An dùng tay xách và ném bé trai xuống nền nhà. Chưa dừng lại, nữ bảo mẫu này còn dùng chân đạp vào bụng cháu Đ.

Thấy bé nôn, An gọi điện thoại báo cho Lành thì Lành bảo lấy nước cho bé Đ. uống nhưng nạn nhân bất tỉnh.

Sau đó, An gọi điện thoại cho chị T. đến lớp. Lúc này, bé trai rơi vào hôn mê rồi được đưa đi cấp cứu.

Do không thể cứu chữa được nữa nên Bệnh viện Nhi Trung ương trả cháu Đ. về gia đình. Đến khoảng 19h ngày 2/3/2023, cháu bé tử vong.

Theo kết luận giám định, nguyên nhân tử vong do bé Đ. bị suy tuần hoàn hô hấp không hồi phục bởi chấn thương sọ não nặng.

Tại tòa, bị cáo An khai nhận, mở lớp khi chưa xin phép địa phương, do đó nhiều lần bị UBND xã Vạn Điểm (Thường Tín) kiểm tra, yêu cầu đóng cửa, đã có quyết định đình chỉ hoạt động từ tháng 12/2022.

An cũng khai thêm, chứng kiến cảnh đồng nghiệp ném bé Đ. và khi bé đã nằm khóc tại sàn chính An lại tới tiếp tục đá vào đầu, bụng, lưng "cho đỡ khóc".

"Với những bé khác cũng làm thế à? Cứ đạp là cháu nín à?", HĐXX đặt câu hỏi thêm. Bị cáo An không trả lời.... chỉ giữ im lặng.

HĐXX nhận định An có vai trò cao hơn bị cáo Lành và hành vi của cả hai "mang tính côn đồ", đặc biệt nghiêm trọng.

K.T

Bình luận(0)