Rau sam có tên khoa học là Portulaca oleracea, thuộc họ rau sam, sống được một năm và có chiều cao phát triển lên đến 40cm. Chúng có đặc điểm: thân mọng nước, trơn nhẵn, có màu hơi đỏ hoặc tím đỏ và bò sát mặt đất cùng với các lá xanh mọc xen kẽ hoặc mọc đối với nhau; phần rễ gồm có rễ cái và nhiều rễ thứ dạng sợi, có khả năng chịu hạn rất tốt, thậm chí là đất nghèo dinh dưỡng;
Hoa có 5 cánh, màu vàng và đường kính hoa tới 0.6cm. Chúng nở sớm hay muộn tùy thuộc vào tình trạng mưa nhiều hay ít, nhưng thường ra hoa vào khoảng cuối mùa xuân đến giữa mùa thu.
Dù gọi là rau sam nhưng cách thức phát triển của nó không khác gì loài cỏ dại. Chúng có nguồn gốc từ Trung Đông và Ấn Độ, phát triển như một loài cỏ dại và xuất hiện từ rất lâu.
Rau sam có tên khoa học là Portulaca oleracea, thuộc họ rau sam, sống được một năm và có chiều cao phát triển lên đến 40cm.
Người ta đã phát hiện các vết tích của loài rau này được xuất hiện ở nhiều địa điểm trong thời kì tiền sử. Chẳng hạn, hạt giống của rau sam được tìm thấy trên cổ vật Hy Lạp ở Kastanas và trong khu bảo tồn để nữ thần Hera trên đảo Samos của Hy Lạp vào thế kỉ thứ 7 TCN.
Thậm chí, trong thời cổ đại, nhờ các đặc tính chữa bệnh của loại rau này mà đã được nhà văn hóa - nhà triết học Pliny the Elder khuyên người dân lúc bấy giờ nên mang theo bên mình như một tấm bùa hộ mệnh, để xua đuổi mọi điều không tốt.
Giờ đây, rau sam được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, kéo dài từ Bắc Phi, Nam Âu qua Trung Đông và tiểu lục địa Ấn Độ, rồi đến cả Malesia và Úc. Tại Việt Nam, chúng mọc hoang dại tại vệ đường, trong vườn nhà hoặc khu đất trống ở mọi miền.
Tại Việt Nam, chúng mọc hoang dại tại vệ đường, trong vườn nhà hoặc khu đất trống ở mọi miền.
“Xưa rau sam có nhiều lắm, mọc hoang dại ở mọi nơi, từ khoảng đất trống trong vườn nhà, đến các khe đất trước sân. Chúng cứ mọc thành từng chùm, xanh mơn mởn trông vô cùng bắt mắt.
Người dân ít ai ăn vì cho rằng chúng không ngon, không tốt cho sức khỏe. Họ chủ yếu nhổ vứt đi hoặc đem về nấu cám cho lợn gà.
Sau này bê tông hóa, làng quê không còn nhiều loại rau này nữa. Lúc đó chúng bỗng trở thành thứ rau đặc sản được nhiều người lùng mua”, chị Hồng Lam (29 tuổi, quê Hưng Yên) cho biết.
Hiện tại rau sam mọc dại không có nhiều, thay vào đó người dân bắt đầu mua hạt giống về gieo trồng và chăm sóc. Họ coi chúng như một loại rau thông thường, làm luống, gieo hạt và tưới nước sạch thường xuyên.
Rau sam luộc mang đậm chất dân dã làng quê.
Hiện tại trên thị trường, rau sam dao động khoảng từ 80.000 – 110.000 đồng/kg đối với rau tươi. Chị em có thể mua rau sam tươi ở các điểm chợ, các trang thương mại điện tử và mua rau sam khô ở các hiệu thuốc dân gian. Ngoài ra, chị em cũng có thể mua hạt giống rau sam ở các địa điểm bán hạt giống với giá dao động khoảng từ 12.000 - 15.000/ gói/ 1gr.
Rau sam được sử dụng trong nhiều món ăn với vị hơi chua và vị mặn đặc trưng như trộn làm salad, đem luộc như các loại rau khác hoặc cách nấu tương tự như rau bi na. Ngoài ra, rau sam có chất nhầy nên cũng được thích hợp để làm món súp hoặc thịt hầm.