Quý tử mất tích bí ẩn, bố dán thông báo khắp...phòng net

Google News

Thấy đứa con trai mất tích hơn nữa tháng một cách bí ấn, người bố phải đi dán thông báo tìm con khắp các phòng net.

Thời gian qua, anh Thái Duy Chất (ngụ xóm 9, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) đã chạy xe máy đi khắp các quán Internet tại địa phương và khu vực lân cận để dán tấm thông báo tìm người con trai của mình là Thái Duy Tài (SN 2002). Theo lời anh Chất kể, vào chiều tối ngày 2/5, sau khi đi học về Tài có xin phép chị gái đạp xe lên nhà ông bà nội ở làng bên chơi.
Quy tu mat tich bi an, bo dan thong bao khap...phong net
Người bố đi khắp nơi dán thông báo tìm con trai lên các quán Internet để tìm con. (Ảnh: Internet) 
Nhưng đến tận khuya cùng ngày gia đình vẫn không thấy Tài trở về. Lúc này, anh Chất cha gọi điện lên cha mẹ ruột thì mới biết biết Tài không qua nhà ông bà chơi. Sau đó, gia đình đã chia nhau đi tìm kiếm Tài khắp nơi, nhưng không có kết quả. Lúc này, gia đình đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và chia người thân ra cùng đi tìm.
Theo anh Chất, thời gian gần đây, Tài bắt đầu theo bạn bè vào các quán Internet để chơi game, nhiều lần bỏ học nên bị gia đình trách mắng. Nghĩ con trai có thể sẽ ghé vào các quán net, người bố này đã đi dán ảnh và thông báo tìm kiếm con trai.
Được biết, cách đây khoảng 1 năm, Tài cũng từng một lần đi chơi, bị lạc đường đến tận huyện Quỳnh Lưu và may mắn được một người dân cưu mang suốt một tuần. Sau đó gia đình đã nhận được thông tin và đón Tài trở về nhà.
“Gia đình đã chia nhau đi tìm kiếm Tài khắp nơi nhưng vẫn chưa có kết quả. Không biết có chuyện gì xảy ra với Tài không nữa. Từ bữa nó mất tích đến nay cả gia đình tôi không thể ăn, ngủ gì được. Tôi đã đi khắp các quán net để dán thông báo tìm con, hi vọng ai đó nhìn thấy Tài thì báo về cho chúng tôi biết, nhưng mọi chuyện vẫn chưa…” – người bố lo lắng cho biết.
Trước đó, câu chuyện về nam sinh Phạm Đức Chuẩn (16 tuổi, xã Thanh Long, học sinh lớp 10E, Trường THPT Đặng Thúc Hứa, huyện Thanh Chương) tử vong bất thường sau nhiều ngày bỏ nhà đi chơi game đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm, lo lắng, nhất là đối với các bậc phụ huynh. Chuẩn là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh chị em, bố mẹ làm nông nghiệp, từ trước đến nay cậu nam sinh lớp 10 này rất ngoan ngoãn, thường tham gia các hoạt động văn nghệ của xã nhưng gần đây có biểu hiện nghiện game online, thường xuyên bỏ nhà đi chơi game qua đêm mới về.
Quy tu mat tich bi an, bo dan thong bao khap...phong net-Hinh-2
Tình trạng nghiện game ở giới trẻ đang khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Ảnh minh họa: Internet 
Theo thầy cô Trường THPT Đặng Thúc Hứa, cho biết, Chuẩn có biểu hiện nghiện game online, bỏ bê chuyện học hành, giáo viên chủ nhiệm đã kiểm điểm, báo cáo lên Ban giám hiệu nhà trường để phối hợp giáo dục, giúp đỡ. Không ngờ đã xảy ra sự việc đau lòng…
Việc nhiều thanh niên, đặc biệt là các học sinh bỏ nhà “đi bụi” để chơi game không còn là vấn đề mới nữa. Đây là vấn đề đã được các chuyên gia phân tích và đưa ra hướng giải quyết rất nhiều, tuy nhiên cho đến những câu chuyện như thế này lại tiếp tục diễn ra.
Theo các chuyên gia, bản chất của các trò chơi điện tử không xấu. Mục đích làm ra chúng là để thỏa mãn nhu cầu giải trí của con người. Tuy nhiên, vì cách sử dụng và quản lí không tốt của chúng ta nên những mặt trái, tiêu cực của game có cơ hội để phát triển và biến tướng.
Thực tế cho thấy, nhiều bậc phụ huynh đã té ngửa khi phát hiện "cậu ấm cô chiêu" của mình đã "thâu đêm suốt sáng", cúp học triền miên, thậm chí là trộm tiền để chơi game, hay mua những vật phẩm trong thế giới ảo. Các chuyên gia tâm lí cho rằng, giới trẻ nghiện game là do game cho các thanh niên này cảm giác làm chủ bản thân, được hành động tùy thích, được nói năng tùy thích, không phải xin phép ai, thỏa mãn được tâm lí cộng đồng. Cảm giác làm chủ này tuy ảo nhưng lại có sức hấp dẫn vô cùng lớn.
Quy tu mat tich bi an, bo dan thong bao khap...phong net-Hinh-3
 Nhiều trẻ để có tiền đi chơi game đã đi trộm. Ảnh: Internet
Nguyên nhân sâu xa nhất khiến một nhiều thanh thiếu rơi vào tình trạng nghiện game là do thiếu sự chăm sóc, chia sẻ, phân tích đúng sai của cha mẹ. Thông thường các bậc cha mẹ, khi thấy con mình học hành sa sút vì chơi điện tử, mới tá hỏa đi tìm con, rồi dùng đủ các biện pháp như đe dọa, quát mắng, đánh đập... càng làm sự việc trở nên trầm trọng.
Đặc biệt, hiện nay nhiều học sinh THPT và sinh viên xa gia đình, ở trọ không có người giám sát của gia đình cũng là điều kiện dễ sa đà vào cuộc sống ảo trên Internet. Hiện, chưa có thống kê về số người nghiện game, nhưng tỉ lệ thanh thiếu niên, học sinh nghiện game online phải đến các trung tâm, bệnh viện điều trị là không hề nhỏ.
Việc một bộ phận không nhỏ giới trẻ ngày nay đang lạm dụng vào những trò chơi trực tuyến để “giết” thời gian, bỏ bê học hành, ảnh hưởng đến tương lai phía trước. Nhiều trường hợp còn vi phạm pháp luật, gây ra nhiều chuyện đau lòng.
Theo Thế giới trẻ

Bình luận(0)