Vì vậy, công tác cán bộ ở các cơ quan doanh nghiệp cũng đã chú ý đến những điều kiện “cần” và “đủ” để đưa vào quy hoạch nguồn. Tuy vậy, vẫn còn có những “nhầm lẫn đáng tiếc do khách quan như vấn đề 3 Ệ” tác động đến gồm “quan hệ - Tiền tệ - Hậu duệ”, chạy chức chạy quyền nên những tiêu chuẩn có phần châm chước.
|
Ảnh minh họa. |
Mặt khác, những tiêu chí cơ bản còn dựa vào bằng cấp mà tình trạng bằng giả hoặc bằng thật học giả còn nhức nhối hiện nay thì tình trạng vàng - thau lẫn lộn trong đội ngũ cán bộ vẫn khó phân biệt, cũng như nếu nhận biết được cũng khó có biện pháp khắc phục.
Nhà nước đã có Quy chế dân chủ cơ sở nhằm phát huy quyền làm chủ trực tiếp của cán bộ, công nhân viên chức lao động, được thể hiện bằng hình thức tổ chức Đại hội công nhân viên chức hoặc Hội nghị người lao động từ cấp tổ đội sản xuất trở lên đến công ty, tổng công ty, tập đoàn, trong đó có phần việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ ở các cấp.
Với 4 tiêu chí gồm: Trình độ năng lực; phẩm chất đạo đức; sinh hoạt lối sống; mối quan hệ với quần chúng được đánh giá ở 3 cấp độ là tốt; trung bình; yếu đã giúp cho cấp có thẩm quyền phần nào nhận dạng khá chính xác về đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn công bố công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm này nên cũng có tác dụng nhưng còn hạn chế trong khâu khắc phục.
Vì vậy, cơ quan chức năng nên nghiên cứu bổ sung để việc đánh giá cán bộ được toàn diện hơn, từ đó có những giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng cán bộ dốt để giảm thiểu những cái giá mà dân phải trả.