Nhận biết 4 thể chứng ù tai thường gặp

Google News

(Kiến Thức) - Bệnh điếc tai, tai nghễnh ngãng cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. 

 Ảnh minh họa.
Các nghiên cứu của y học cổ truyền cho rằng, "Thận khai khiếu ra tai, thận chủ tuỷ", nguyên nhân phần nhiều do thận âm thận dương hư tổn, không điều hoà có khi do can đởm hoả bốc lên gây suy giảm não tuỷ mà gây ù tai điếc tai, tai nghễnh ngãng". Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc cổ phương gia giảm có thể hỗ trợ phòng trị ù tai.
- Nếu ù tai gặp người có tuổi, thể chất gầy nóng trong bệnh phát từ từ, khi mệt mỏi bệnh tăng do "thận âm hư" nên dùng vị: Thục địa 20g, hoài sơn 18g, đơn bì 16g, sơn thù 14g, phục linh 10g, trạch tả 8g, cẩu kỷ 12g, cúc hoa 12g, cát căn 20g, sắc uống ngày một thang
- Nếu ù tai kèm đau lưng mỏi gối mệt mỏi chân không ấm do "thận dương hư" nên dùng vị: Thục địa 20g, sơn dược 18g, đơn bì 16g, sơn thù 14g, phục linh 10g, trạch tả 8g, quế chi 12g, phụ tử 6g, thỏ ty tử 12g, tỏa dương 12g, đỗ trọng 14g, ngưu tất 12g sắc uống ngày 1 thang, hoặc làm hoàn uống. 
- Nếu tự nhiên bị ù tai, điếc tai, bệnh phát nhanh khi tức giận nên dùng vị: Sài hồ 12g, sinh địa 20g, xích thược 14g, ngưu bàng tử 10g, đương quy 12g, liên kiều 8g, xuyên khung 10g, hoàng cầm 8g, chi tử 10g, thiên hoa phấn 8g, phòng phong 8g, cam thảo 4g, cát căn 20g. Sắc uống trong ngày.
- Nếu ù tai, điếc tai đột ngột, người nóng nhiệt, miệng đắng, mặt đỏ, huyết áp cao do "can đởm thực hỏa" nên dùng vị: Long đởm thảo 10g, hoàng cầm 10g, mộc thông 12g, xa tiền tử 10g, đương quy 14g, sinh địa 20g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, trạch tả 10g, chi tử 8g.
Trên đây là một số bài thuốc cổ phương gia giảm, đã được nhiều thế hệ thầy thuốc sử dụng bổ dưỡng điều hoà cho tạng thận, tạng can phòng trị nhĩ lung, rất hiệu quả, hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh nặng, bệnh cấp điếc đột ngột cần phải đi khám điều trị chuyên khóa khịp thời.
Lương y Nguyễn Minh (Trung tâm Y tế Việt Nga)

Bình luận(0)