Ông Nguyễn Bá Thanh bị bệnh từ tháng 5/2014, được đưa vào bệnh viện 108 để điều trị chứng rối loạn sinh tủy. Bệnh này có nhiều dạng bệnh, mỗi dạng là một giai đoạn phát triển. Trong trường hợp bệnh tình phát triển nhanh, bệnh nhân phải điều trị hóa chất.
Tháng 6 - 7/2014, ông Thanh được đưa sang Singapore điều trị. Theo tư vấn của bác sĩ Singapore, ông Thanh đã được đưa sang Mỹ để điều trị bệnh từ tháng 8/2014. Đến nay, ông Thanh đã điều trị xong hóa chất đợt 3.
Về bản chất ghép tủy, Kiến Thức giới thiệu tới độc giả quy trình chung như sau: Các bác sĩ, c huyên gia sẽ lấy tế bào gốc tạo máu trong tủy sống từ cơ thể người hiến tủy và ghép sang cho bệnh nhân, nếu phù hợp.
Nguồn tủy để ghép sẽ được lấy từ người thân trong gia đình có chung nguồn gien với bệnh nhân; từ người tình nguyện hiến tủy và có thể lấy từ ngân hàng tế bào gốc, tức là từ những người hiến tủy ở nơi khác.
Theo thống kê, khoảng 4,5% người ung thư máu khởi phát từ hội chứng rối loạn sinh tủy. Cấy ghép tủy là một quá trình hết sức phức tạp, có thể kéo dài vài tháng. Bệnh nhân phải ít nhất 6 tháng điều trị, với nhiều giai đoạn.
Trước cấy ghép tủy, các bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp điều trị hóa, nhằm tiêu diệt các tế bào bệnh, tạo khoảng trống trong tủy cho các tế bào ghép trú ngụ và sinh sản và chuẩn bị sức khỏe đến khi đủ điều kiện các bác sĩ sẽ thực hiện ghép tủy. Sau ghép tủy, người bệnh sẽ được theo dõi kỹ, sát sao để đảm bảo các tế báo gốc mới hòa nhập với tủy xương và bắt đầu sản xuất tế bào máu mới; cũng như xử lý ngay khi có các biểu hiện thải ghép. Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng sau ghép tủy cũng rất cao. Hệ miễn dịch của bệnh nhân đã bị suy yếu do điều trị hóa chất và cấy ghép không còn khả năng chống vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Vì thế, sau khi cấy ghép, bệnh nhân có thể phải tiếp tục dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép. Việc điều trị vẫn phải tiếp tục tới khi sức khỏe bệnh nhân được cải thiện, bệnh suy tủy bị đẩy lùi.
Ông Nguyễn Bá Thanh bị bệnh từ tháng 5/2014, được đưa vào bệnh viện 108 để điều trị chứng rối loạn sinh tủy. Bệnh này có nhiều dạng bệnh, mỗi dạng là một giai đoạn phát triển. Trong trường hợp bệnh tình phát triển nhanh, bệnh nhân phải điều trị hóa chất.
Tháng 6 - 7/2014, ông Thanh được đưa sang Singapore điều trị. Theo tư vấn của bác sĩ Singapore, ông Thanh đã được đưa sang Mỹ để điều trị bệnh từ tháng 8/2014. Đến nay, ông Thanh đã điều trị xong hóa chất đợt 3.
Về bản chất ghép tủy, Kiến Thức giới thiệu tới độc giả quy trình chung như sau: Các bác sĩ, c huyên gia sẽ lấy tế bào gốc tạo máu trong tủy sống từ cơ thể người hiến tủy và ghép sang cho bệnh nhân, nếu phù hợp.
Nguồn tủy để ghép sẽ được lấy từ người thân trong gia đình có chung nguồn gien với bệnh nhân; từ người tình nguyện hiến tủy và có thể lấy từ ngân hàng tế bào gốc, tức là từ những người hiến tủy ở nơi khác.
Theo thống kê, khoảng 4,5% người ung thư máu khởi phát từ hội chứng rối loạn sinh tủy. Cấy ghép tủy là một quá trình hết sức phức tạp, có thể kéo dài vài tháng. Bệnh nhân phải ít nhất 6 tháng điều trị, với nhiều giai đoạn.
Trước cấy ghép tủy, các bác sĩ sẽ tiến hành liệu pháp điều trị hóa, nhằm tiêu diệt các tế bào bệnh, tạo khoảng trống trong tủy cho các tế bào ghép trú ngụ và sinh sản và chuẩn bị sức khỏe đến khi đủ điều kiện các bác sĩ sẽ thực hiện ghép tủy.
Sau ghép tủy, người bệnh sẽ được theo dõi kỹ, sát sao để đảm bảo các tế báo gốc mới hòa nhập với tủy xương và bắt đầu sản xuất tế bào máu mới; cũng như xử lý ngay khi có các biểu hiện thải ghép.
Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng sau ghép tủy cũng rất cao. Hệ miễn dịch của bệnh nhân đã bị suy yếu do điều trị hóa chất và cấy ghép không còn khả năng chống vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Vì thế, sau khi cấy ghép, bệnh nhân có thể phải tiếp tục dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép.
Việc điều trị vẫn phải tiếp tục tới khi sức khỏe bệnh nhân được cải thiện, bệnh suy tủy bị đẩy lùi.