|
Đông y cho rằng, rau rút có vị ngọt, tính hàn, công năng dưỡng vị âm,
sinh tân dịch, tiêu viêm, nhuận tràng. |
BS Yên Lâm Phúc cho biết, rau rút là loại rau sống trên mặt ao hồ. Lá của loại rau này có hình giống như lá me, nhưng nhỏ hơn. Thân của rau này có các bao hình xốp, trắng, dính liền vào thân, bao xung quanh thân để giúp rau nổi lên. Rau rút là loại rau mát mùa hè. Hiện tại chưa nghe thấy tài liệu nào nói đến về vấn đề này. Chỉ biết, sách y học cổ truyền ghi: Rau rút có tác dụng tẩy độc ở gân cốt, làm mạnh gân xương. Như vậy, rau rút không gây ra đau xương.
BS Hoàng Xuân Đại, chuyên gia Bộ Y tế cũng cho biết, phân tích thành phần có trong rau rút thấy chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin... Đông y cho rằng, rau rút có vị ngọt, tính hàn, công năng dưỡng vị âm, sinh tân dịch, tiêu viêm, nhuận tràng, giải nhiệt, mát gan, an thần, gây ngủ, khoẻ gân cốt, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, nhờ vậy mà sử dụng rất phù hợp cho những người âm vị bất túc, trị cảm sốt, bướu cổ, chữa tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, trị lỵ, con trùng cắn đốt... Như vậy, ăn rau rút không gây đau lưng.
Ngoài ra, y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian cũng dùng rau rút trị nhiều bệnh dưới đây:
Trị cảm sốt: Rau rút tươi 30g, giã nát vắt lấy nước cốt uống. Uống 2 ngày liền và vào trước bữa ăn. Hoặc rau rút khô 20g, kinh giới 10g, củ sắn dây 8g, sắc lấy nước uống khi thuốc còn nóng.
Trị sốt không ngủ được: Rau rút khô 20g, lá sen 10g, kinh giới 12g, sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày. Uống 3 ngày liền.
Trị nóng làm chảy máu cam, nổi mụn: Lấy rau rút nấu canh loãng ăn thường xuyên hay ăn rau sống cũng được.
Canh an thần dễ ngủ: Rau rút 50g, lá vông nem non 30g, khoai sọ 30g, củ súng 20g, tôm nõn hoặc thịt lợn nạc. Rau rút cắt đoạn ngắn, khoai sọ gọt vỏ cắt miếng, củ sen hay củ sung ngâm nước cho hết nhựa, hết chát, sau thái mỏng. Tất cả cho vào nồi nấu nhừ mới cho tôm hay thịt lợn nạc và gia vị vừa đủ. Cuối cùng cho rau rút, lá vông vào chín tái là được, mang ra ăn trong bữa cơm.
Hoặc có thể nấu canh cua rau rút, rau muống, khoai sọ... cũng được. Cua đồng 500g, khoai sọ 500g, rau rút 500g, rau muống 300g, hành khô 3 củ, muối, đường, mì chính, nước mắm vừa đủ. Cua đồng làm sạch giã nhuyễn, lọc lấy nước bỏ bã, khêu lấy gạch để riêng. Khoai sọ gọt bỏ vỏ rửa sạch thái đôi hoặc thái miếng vừa phải cho bở, rau rút tuốt bỏ phao trắng, phần già thái khúc chừng 5cm, rau muống bỏ bớt lá, vặn ngắn khúc. Cho nước cua nấu khi cái nổi thì vớt ra cho ra bát, phi hành mỡ thơm cho gạch cùng cái đảo sôi đều để sẵn. Cho khoai sọ vào nấu trước, gần chín bở mới cho rau muống và sôi chốc lát khi rau muống vừa chín tới thì cho rau rút vào, khi sôi nhào tra mắm muối, mì chính vừa đủ mới cho gạch và cái cua vừa chưng làm hàng cho đẹp và bắc ra ăn với cơm.
An thần (trị không ngủ sau sốt): Rau rút khô 30g, khoai sọ 25g, lá sen 15g, cho cả vào ninh nhừ rồi ăn cả cái lẫn nước.
Tuy nhiên, theo BS Yên Lâm Phúc, rau rút là loại rau có tính hàn, nên người yếu mệt, người hay bị lạnh bụng, sôi bụng đi ngoài cũng không nên ăn. Bà mẹ cho con bú, người mới ốm dậy, người bị suy dinh dưỡng, người thể tạng gầy, chân tay lạnh, hay bị sôi bụng và tiêu chảy cũng không nên dùng.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU