Hiện nay chưa có cuộc điều tra chính thức nào về số người đồng tính tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo nguyên cứu của các nhà giới tính học ở Việt Nam thì số đồng tính nam ước tính khoảng 70.000 người, chiến 0,09% dân số.
Một vài tổ chức phi chính phủ ước tính Việt Nam có khoảng 50 - 125 nghìn người đồng tính chiến 0,06 - 0,15% dân số. Năm 2013, tại một hội thảo quy mô, các nhà khoa học đã đưa ra ước tính số người đồng tính tại Việt Nam là khoảng 1,65 triệu người tương đương 2% dân số.
Các chuyên gia đều nhận định, giống như xu thế chung của thế giới, số người đồng tính ở Việt Nam càng ngày càng gia tăng, tỷ lệ thuận với xu hướng công nghiệp hóa. Trong đó, tại các thời kỳ lịch sử của Việt Nam hiếm có ghi nhận về hiện tượng đồng tính hay rối loạn giới tính
Nguy cơ rối loạn giới tính từ thực phẩm chứa hóa chất
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đồng tính như: các yếu tố về tâm lý, hóc-môn, sinh học... Tuy nhiên, một yếu tố không thể loại trừ đó là thực phẩm.
Đời sống công nghiệp hiện đại, nguồn thực phẩm phong phú khiến con người có nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, đời sống công nghiệp cũng khiến con người phải trả giá. Đó là hàng loạt nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe từ thực phẩm công nghiệp. Một trong những nguy cơ đó là ảnh hưởng đến giới tính.
|
Số người đồng tính tại Việt Nam là khoảng 1,65 triệu người tương đương 2% dân số. |
"Hiện nay, vấn đề thực phẩm ảnh hưởng đến giới tính là một vấn đề rất đáng quan tâm của các nhà y học thực hành cũng như của các nhà sản xuất thực phẩm. Bởi vì con người ăn những chất dinh dưỡng vào trong cơ thể làm cho con người phát triển và tái tạo những tế bào. Nhưng đồng thời có những chất vào trong tế bào làm thay đổi cấu trúc gen trong cơ thể. Mà thay đổi cấu trúc gen tức là thay đổi giới tính của con người. Hay gần đây, người ta phát hiện những chất tạo khả năng phát dục rất sớm ở trẻ em", PSG. TS Nguyễn Duy Thịnh Nguyên viện trưởng viện CNSH&CNTP - ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết.
Có nhiều loại hóa chất ảnh hưởng đến sinh lý và giới tính. Trong số này, có những chất được sử dụng phố biến trong thực phẩm khiến hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể mà không hề hay biết. Thực phẩm đầu tiên cần kể đến đó là thịt lợn nhiễm chất tạo nạc.
1. Thịt lợn chứa chất tạo nạc
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện các chất tạo nạc độc hại. Cụ thể, đầu năm 2011, lực lượng quản lý thị trường phát hiện hàng trăm kg chất hóa học Sabutamon và Clenbuteron có công dụng tạo nạc, giảm mỡ lưng, tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho lợn. Sự việc này càng chứng tỏ, dù bị cấm, nhưng các chất tạo nạc vẫn hàng ngày được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Và loại thịt tồn dư hóa chất tạo nạc vẫn bày bán trên thị trường, chỉ có điều chúng có bị phát hiện hay không mà thôi.
|
Thịt lợn nhiễm chất tạo nạc là nguyên nhân gây biến đổi giới tính. |
Được biết, sau khi gia súc ăn loại thức ăn chăn nuôi chứa hooc môn tăng trưởng một phần các hooc môn được bài tiết và chuyển hóa, còn lại phần lớn tồn dư trong cơ và các cơ quan khác như gan, thận. Người ăn các sản phẩm chế biến từ những thực phẩm này có thể bị tổn thương phổi và các chức năng của tim. Nguy hiểm hơn, tồn dư của các chất này có thể ảnh hưởng đến các hooc môn sinh dục.
2. Các chất hóa học trong đồ nhựa
Các chất hóa học trong đồ nhựa từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều ngành khoa học vì nó có thể gây hại cho sức khỏe. Một trong các tác hại của nó là gây ra những rối loạn ở cơ quan sinh sản của nam giới.
Các sản phẩm được đựng trong hộp mạ thiếc như thịt hộp, đậu hộp và đồ uống có gas... đều chứa hàm lượng hóa chất Bitphenon A đang gâu tranh cãi về khả năng làm ảnh hưởng đến giới tính, cao gấp 1.000 lần so với các sản phẩm tươi sống.
Giữa năm 2011, cơn bão DEHP như một thảm họa vệ sinh an toàn thực phẩm của Châu Á, trong đó có Đài Loan và Việt Nam. Người ta đã tìm thấy chất này trong các loại bánh kẹo, sữa, thạch, nước rau câu... Đặc biệt là các loại nước giải khát. Không chỉ lạm dụng cho trực tiếp vào trong thực phẩm, DEHP không tan trong nước, chỉ tan trong dầu nên có tác dụng tạo đục. Trong quá trình sử dụng, DEHP đi theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người.
|
Các sản phẩm là nhựa như đồ hộp, túi nilong, núm vú, màng bọc thực phẩm... chứa DEHP. |
"Trong cơ thể con người vừa có tính nam vừa có tính nữ, tức là vừa có hooc môn nam và vừa có hooc môn nữ. Khi mà hooc môn nam thắng thế thì chúng ta trở thành đàn ông, khi hooc môn nữ thắng thế thì chúng ta trở thành đàn bà. Nếu hai hooc môn giao hòa gần nhau thì chúng ta "nghiêng ngả". Như vậy trong quá trình ăn uống, có một số độc tố kích thích thêm quá trình chuyển hóa để hooc môn nam nhiều hơn hay ngược lại. Bởi vậy, có những trường hợp có giới tính nam nhưng mất dần đi trở thành ái nam ái nữ", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Chất độc hại DHP đi vào cơ thể chúng ta qua nhiều hình thức, hoặc là sử dụng thực phẩm có chứa chất tạo đục DHP thường là thạch, bánh kẹo và nước giải khát, hoặc là sử dụng các sản phẩm là nhựa như đồ hộp, túi nilong, núm vú, màng bọc thực phẩm... chứa DEHP. Khi nhiệt độ quá nóng, các chất độc hại sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm và đi vào cơ thể qua đường ăn uống.
"Hiện nay chúng ta đang thiếu thực phẩn tự nhiên một cách thuần túy mà chúng ta đang nhân tạo hóa thực phẩm sẽ gây ảnh hưởng tới bệnh tật hoặc tạo ra biến đổi cấu trúc gen. Như vậy, muốn chống lại những biến đổi đó, tốt nhất con người nên ăn thực phẩm tự nhiên", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo.
Như vậy, tác hại của DEHP là làm xáo trộn nội tiết, bé gái bị nhiễm sẽ dậy thì sớm trước tuổi và có những rối loạn về giới tính, sinh lý. Chính vì sự nguy hại này mà hiện nay các nước Châu Âu không cho phép dùng DEHP sản xuất đồ chơi trẻ em, thậm chí là cả trong mỹ phẩm