Bên trong Bệnh viện Thanh Nhàn có rất nhiều dịch vụ thu tiền. Trong ảnh là "nhà hàng" với đầy đủ các dịch vụ ăn uống bên trong dành cho nhưng bệnh nhân và người nhà "Víp" với giá khá đắt, máy lạnh chạy cả ngày.Tiền thân của "nhà hàng" có hình bát giác này là một Trung tâm Dinh dưỡng. Tuy nhiên, BGĐ BV Thanh Nhàn đã phá bỏ Trung tâm này với lý do khó khăn về nguồn kinh phí. Không chỉ có mặt tiền, bên trong bệnh viện mọc lên rất nhiều dịch vụ buôn bán và kinh doanh ăn uống. Theo QĐ số 511/QĐ-BVTN do ông Đào Quang Minh, giám đốc BV Thanh Nhàn ký ngày 26/4/2013 thì tất cả các dịch vụ theo yêu cầu tại Bệnh viện này đều bị điều chỉnh giá và mức phân phối lợi nhuận.Cũng theo tin trên báo chí, mỗi quầy bán hàng hóa và các khu dịch vụ ăn uống trong bệnh viện phải nộp 30% doanh thu hàng tháng. Nhiều điểm dịch vụ bán hàng ăn uống rất mất vệ sinh, thậm chí là ở ngay cạnh nơi tập kết rác thải của bệnh viện. Không những thế, trong bệnh viện còn rất nhiều người bán hàng rong, mất vệ sinh, mất trật tự nhưng không bị nhắc nhở.Ngoài ra, một số ngóc ngách, còn tồn tại những sạp "cóc" phục vụ tại chỗ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tại quầy bán sách báo phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng bị tư nhân hóa. Quán tạp hóa này phải nộp về cho bệnh viện mỗi tháng 2 triệu đồng (nguồn: nguoiduatin). Tại nhà tang lễ bệnh viện, hình thức kinh doanh cũng nở rộ. Điểm bán áo quan này hàng tháng phải "nộp thuế" 30% doanh thu cho bệnh viện (nguồn: nguoiduatin). Ngoài ra, còn có cả những quầy hàng ăn uống ngay tại nhà tang lễ Xe phục vụ tang lễ cung do tư nhân đấu thấu. Cũng vì những mẫu thuẫn trong việc đấu thầu xe tang lễ, mà hồi tháng 3/2013, GĐ BV Thanh Nhàn, Đào Quang Minh đã bị 1 số đối tượng chém trọng thương. Còn điểm bán vòng hoa tại nhà tang lễ này, mỗi tháng cũng phải "đóng thuế" 5 triệu đồng (nguồn: nguoiduatin).. Tuy nguồn thu không hề nhỏ nhưng cơ sở hạ tầng của bệnh viện vẫn bị xuống cấp trầm trọng.
Bên trong Bệnh viện Thanh Nhàn có rất nhiều dịch vụ thu tiền. Trong ảnh là "nhà hàng" với đầy đủ các dịch vụ ăn uống bên trong dành cho nhưng bệnh nhân và người nhà "Víp" với giá khá đắt, máy lạnh chạy cả ngày.
Tiền thân của "nhà hàng" có hình bát giác này là một Trung tâm Dinh dưỡng. Tuy nhiên, BGĐ BV Thanh Nhàn đã phá bỏ Trung tâm này với lý do khó khăn về nguồn kinh phí.
Không chỉ có mặt tiền, bên trong bệnh viện mọc lên rất nhiều dịch vụ buôn bán và kinh doanh ăn uống.
Theo QĐ số 511/QĐ-BVTN do ông Đào Quang Minh, giám đốc BV Thanh Nhàn ký ngày 26/4/2013 thì tất cả các dịch vụ theo yêu cầu tại Bệnh viện này đều bị điều chỉnh giá và mức phân phối lợi nhuận.
Cũng theo tin trên báo chí, mỗi quầy bán hàng hóa và các khu dịch vụ ăn uống trong bệnh viện phải nộp 30% doanh thu hàng tháng.
Nhiều điểm dịch vụ bán hàng ăn uống rất mất vệ sinh, thậm chí là ở ngay cạnh nơi tập kết rác thải của bệnh viện.
Không những thế, trong bệnh viện còn rất nhiều người bán hàng rong, mất vệ sinh, mất trật tự nhưng không bị nhắc nhở.
Ngoài ra, một số ngóc ngách, còn tồn tại những sạp "cóc" phục vụ tại chỗ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Tại quầy bán sách báo phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng bị tư nhân hóa. Quán tạp hóa này phải nộp về cho bệnh viện mỗi tháng 2 triệu đồng (nguồn: nguoiduatin).
Tại nhà tang lễ bệnh viện, hình thức kinh doanh cũng nở rộ. Điểm bán áo quan này hàng tháng phải "nộp thuế" 30% doanh thu cho bệnh viện (nguồn: nguoiduatin).
Ngoài ra, còn có cả những quầy hàng ăn uống ngay tại nhà tang lễ
Xe phục vụ tang lễ cung do tư nhân đấu thấu. Cũng vì những mẫu thuẫn trong việc đấu thầu xe tang lễ, mà hồi tháng 3/2013, GĐ BV Thanh Nhàn, Đào Quang Minh đã bị 1 số đối tượng chém trọng thương.
Còn điểm bán vòng hoa tại nhà tang lễ này, mỗi tháng cũng phải "đóng thuế" 5 triệu đồng (nguồn: nguoiduatin)..
Tuy nguồn thu không hề nhỏ nhưng cơ sở hạ tầng của bệnh viện vẫn bị xuống cấp trầm trọng.