Cậu bé tội nghiệp có tên Kun Kun. Không may mắn như những đứa trẻ khác, Kun Kun nhiễm vi rút HIV từ mẹ mình. Năm 2011, các bác sĩ chẩn đoán cậu mang trong mình loại vi rút chết người. Vì lý do này, Kun Kun phải nghỉ học, bị bạn bè và dân làng xa lánh. Thậm chí, đầu tháng 12, ông nội cậu bé cùng hơn 200 người quyết định ký đơn kiến nghị chính quyền không cho phép Kun Kun cư ngụ tại địa phương.
|
Hơn 200 người dân tại ngôi làng ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) điểm chỉ đề nghị chính quyền trục xuất cậu bé nhiễm HIV ra khỏi địa phương. |
Lý do khiến dân làng quay lưng với Kun Kun là họ sợ cậu bé là mầm mống lây bệnh cho những người khác. Một
người cao tuổi nơi đây cho hay: “Chúng tôi già và không sợ cái chết. Thế nhưng, để Kun Kun sống trong làng không khác nào nuôi mầm bệnh cho những người xung quanh, đặc biệt là bọn trẻ.
Chúng có thể chơi đùa với nhau. Và nếu Kun Kun bị thương, vi rút sẽ theo dòng máu chảy ra và tấn công những đứa trẻ vô tội khác”.
Không chỉ chịu sự kỳ thị của những người hàng xóm, Kun Kun còn bị hắt hủi bởi chính ông nội Luo Wenhui (69 tuổi). Ông Wenhui cho hay: “Tôi không ưa gì thằng bé. Khi Kun Kun đến nhà, tôi cho nó ăn. Mỗi lần như vậy, tôi bắt buộc phải quẳng chiếc bát nó vừa dùng. Tôi không hổ thẹn bởi đã già mà vẫn phải cưu mang thằng cháu. Bố nó không đóng góp bất cứ khoản nào dù biết Kun Kun mang trong mình căn bệnh chết người”.
Trước phản ứng tiêu cực, trưởng thôn ra sức giải thích cho người dân nơi đây rằng cậu bé không phạm tội. Kun Kun có quyền bình đẳng như bao người khác.
Từ lâu, các đối tượng nhiễm HIV thường chịu sự kỳ thị cao độ từ những người trong cộng đồng. Nhiều công ty từ chối sử dụng lao động nhiễm HIV. Không ít
bác sĩ, y tá cũng từ chối điều trị cho những đối tượng này.
Cơ quan chức năng tại Trung Quốc từng ra nhiều chính sách nhằm chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Nhờ vậy, những năm gần đây, người dân bắt đầu cởi mở hơn với những đối tượng không may mắn.