HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy. Sở dĩ người tiêm chích ma túy có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn người khác là do nhiều khi họ dùng chung bơm kim với bạn bè, hoặc dùng bơm kim của tụ điểm bán thuốc. Truyền máu là tiếp nhận một lượng máu lớn vào cơ thể mình, do đó nếu bạn nhận máu của người nhiễm HIV, bạn chắc chắn bị lây nhiễm. Nước ta quy định các bệnh viện phải xét nghiệm và loại bỏ máu có HIV, sốt rét, giang mai, viêm gan… Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác. Người chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.Cơ chế tấn công cơ thể của HIV. Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể. Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp cơ thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ bên trong cơ thể. Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ. HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán. Quá trình tấn công hệ miễn dịch của vi rút có thể kéo dài nhiều năm. Trong thời kỳ này người nhiễm HIV không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào, nhưng nguy cơ lây cho người khác là rất cao.
HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy.
Sở dĩ người tiêm chích ma túy có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn người khác là do nhiều khi họ dùng chung bơm kim với bạn bè, hoặc dùng bơm kim của tụ điểm bán thuốc.
Truyền máu là tiếp nhận một lượng máu lớn vào cơ thể mình, do đó nếu bạn nhận máu của người nhiễm HIV, bạn chắc chắn bị lây nhiễm. Nước ta quy định các bệnh viện phải xét nghiệm và loại bỏ máu có HIV, sốt rét, giang mai, viêm gan…
Các dụng cụ xuyên chích qua da không được vô khuẩn như dùng kim xăm, kim xâu tai và các dụng cụ sắc nhọn khác.
Người chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ bị lây nhiễm HIV qua các vết hở rỉ nước khi tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của người bệnh hoặc bị kim tiêm đâm phải tay, dao kéo cứa phải tay... do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Cơ chế tấn công cơ thể của HIV. Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.
Người ta có thể ví bạch cầu như những người lính luôn đi “tuần tra” khắp cơ thể để phát hiện và chiến đấu chống lại các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc phát sinh từ bên trong cơ thể.
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ.
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán.
Quá trình tấn công hệ miễn dịch của vi rút có thể kéo dài nhiều năm. Trong thời kỳ này người nhiễm HIV không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào, nhưng nguy cơ lây cho người khác là rất cao.