Giá đỗ thanh mát, có lợi cho sức khỏe vốn là món ăn yêu thích của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vì lợi nhuận nên đã không ngần ngại tẩm hóa chất vào để giá trông bắt mắt, tăng trưởng nhanh, sản lượng nhiều hơn. Ảnh InternetViệc thường xuyên sử dụng những loại giá đỗ này, không những không mang lại lợi ích sức khỏe mà sớm muộn cũng “rước họa vào thân”. Ảnh InternetĐể đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của bạn khi tiêu thụ loại rau này, dưới đây là các cách phân biệt giá đỗ "sạch" và giá đỗ ngâm hóa chất bằng mắt thường. Ảnh Internet Phân biệt hình dạng: Giá đỗ ngâm hóa chất thường có thân rất mập, to tròn, đều đặn đẹp mắt, nhưng rất giòn và dễ bị đứt gãy. Giá đỗ sạch có hình dạng “gầy” hơn, không bắt mắt bằng, những thân cây giá cứng hơn, khó đứt gãy. Ảnh Internet Quan sát màu sắc: Giá ngâm hóa chất thường có màu trắng sứ rất đẹp mắt, còn giá đỗ sạch lại có màu trắng sữa hoặc nhạt hơn. Ảnh Internet Chiều dài, kích thước của giá đỗ: Giá ngâm hóa chất thường khá dài trong khi giá đỗ sạch chỉ có chiều dài bằng khoảng 1 nửa giá đỗ ngâm hóa chất. Ảnh Internet Mùi vị: Giá đỗ được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh nên thường có mùi thơm tự nhiên của đậu tươi. Trong trường hợp giá đỗ được phun thuốc hóa học thì sẽ có mùi lạ, hơi hăng, có mùi rất khó chịu. Thậm chí còn không ngửi thấy được mùi đậu tươi do bị phun thuốc quá nặng. Ảnh Internet Rễ: Giá đỗ ngâm hóa chất ít rễ, ngắn hoặc không có vì chưa kịp mọc. Ngược lại giá đỗ sạch thường có rất nhiều rễ vì phải hút nhiều nước. Ảnh Internet Lá, mầm: Giá đỗ sạch thường có 2 hạt mầm to và lá non màu xanh hoặc vàng. Còn giá đỗ ngâm hóa chất thường không có lá hoặc có 2 hạt ngậm chặt với nhau. Ảnh Internet Thời gian bảo quản: Giá ủ truyền thống rất khó bảo quản trong thời gian dài. Giá sạch có nhiều rễ mỏng, khi ra gió sẽ rất nhanh bị khô héo và thâm đen. Giá đỗ được xử lý hóa chất sẽ tươi lâu hơn, nhiệt độ, nắng nóng vẫn chịu được. Ảnh InternetXem video: Sử dụng thực phẩm đông lạnh cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ
Giá đỗ thanh mát, có lợi cho sức khỏe vốn là món ăn yêu thích của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người vì lợi nhuận nên đã không ngần ngại tẩm hóa chất vào để giá trông bắt mắt, tăng trưởng nhanh, sản lượng nhiều hơn. Ảnh Internet
Việc thường xuyên sử dụng những loại giá đỗ này, không những không mang lại lợi ích sức khỏe mà sớm muộn cũng “rước họa vào thân”. Ảnh Internet
Để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của bạn khi tiêu thụ loại rau này, dưới đây là các cách phân biệt giá đỗ "sạch" và giá đỗ ngâm hóa chất bằng mắt thường. Ảnh Internet
Phân biệt hình dạng: Giá đỗ ngâm hóa chất thường có thân rất mập, to tròn, đều đặn đẹp mắt, nhưng rất giòn và dễ bị đứt gãy. Giá đỗ sạch có hình dạng “gầy” hơn, không bắt mắt bằng, những thân cây giá cứng hơn, khó đứt gãy. Ảnh Internet
Quan sát màu sắc: Giá ngâm hóa chất thường có màu trắng sứ rất đẹp mắt, còn giá đỗ sạch lại có màu trắng sữa hoặc nhạt hơn. Ảnh Internet
Chiều dài, kích thước của giá đỗ: Giá ngâm hóa chất thường khá dài trong khi giá đỗ sạch chỉ có chiều dài bằng khoảng 1 nửa giá đỗ ngâm hóa chất. Ảnh Internet
Mùi vị: Giá đỗ được ủ cho nảy mầm từ hạt đậu xanh nên thường có mùi thơm tự nhiên của đậu tươi. Trong trường hợp giá đỗ được phun thuốc hóa học thì sẽ có mùi lạ, hơi hăng, có mùi rất khó chịu. Thậm chí còn không ngửi thấy được mùi đậu tươi do bị phun thuốc quá nặng. Ảnh Internet
Rễ: Giá đỗ ngâm hóa chất ít rễ, ngắn hoặc không có vì chưa kịp mọc. Ngược lại giá đỗ sạch thường có rất nhiều rễ vì phải hút nhiều nước. Ảnh Internet
Lá, mầm: Giá đỗ sạch thường có 2 hạt mầm to và lá non màu xanh hoặc vàng. Còn giá đỗ ngâm hóa chất thường không có lá hoặc có 2 hạt ngậm chặt với nhau. Ảnh Internet
Thời gian bảo quản: Giá ủ truyền thống rất khó bảo quản trong thời gian dài. Giá sạch có nhiều rễ mỏng, khi ra gió sẽ rất nhanh bị khô héo và thâm đen. Giá đỗ được xử lý hóa chất sẽ tươi lâu hơn, nhiệt độ, nắng nóng vẫn chịu được. Ảnh Internet
Xem video: Sử dụng thực phẩm đông lạnh cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ