1. Bệnh trĩ. Riêng đối với những người bị bệnh trĩ, các bác sĩ khuyên tuyệt đối không được ăn cay mặc dù ớt, tiêu có chứa vitamin C kích thích vị giác thèm ăn. Nếu ăn cay nhiều những người mắc bệnh này có thể sẽ bị áp xe hậu môn và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn rất nhiều. 2. Người đang uống thuốc đông y. Ăn cay sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc y học cổ truyền, vì vậy khi uống thuộc, cấm kị những gia vị cay. Chất cay có thể làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.3. Bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Vị cay sẽ làm tăng khối lượng máu lưu thông, dẫn đến nhịp tim đập mạnh. Sử dụng số lượng lớn cùng lúc có thể bị bầm dập do sức nóng trong chất cay tỏa ra, nếu không nguy hiểm đến tính mạng thì cũng làm bệnh tình ngày thêm trầm trọng, khó có thể điều trị tận gốc.4. Người bị bệnh thận. Thận là “chiếc máy lọc” hữu hiệu của cơ thể, nhưng khi chiếc máy này chịu sự tác động dữ dội của những chất cay có độ tàn phá lớn, những tế bào trong thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, có thể làm suy yếu hoạt động và chức năng lọc của thận. Sẽ vô cùng nguy hại nếu thận hoạt động yếu, vì khi đó cơ thể sẽ không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng cũng như không thể “đào thải” những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. 5. Bệnh dạ dày. Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản. Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày. 6. Bệnh nhân cường giáp. Khi ăn ớt, tốc độ nhịp tim sẽ tăng nhanh làm cho tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, nhiều mồ hôi, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi... 7. Phụ nữ mang thai. Sản phụ và thai phụ không nên ăn ớt hay bất cứ loại chất cay nào để tránh hiện tượng miệng bị sưng dộp, táo bón, ảnh hưởng chất và lượng sữa cho bé. 8. Người bị bệnh về mật. Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.
1. Bệnh trĩ. Riêng đối với những người bị bệnh trĩ, các bác sĩ khuyên tuyệt đối không được ăn cay mặc dù ớt, tiêu có chứa vitamin C kích thích vị giác thèm ăn. Nếu ăn cay nhiều những người mắc bệnh này có thể sẽ bị áp xe hậu môn và làm cho bệnh trĩ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
2. Người đang uống thuốc đông y. Ăn cay sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc y học cổ truyền, vì vậy khi uống thuộc, cấm kị những gia vị cay. Chất cay có thể làm giảm hiệu quả của thuốc cũng như gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
3. Bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Vị cay sẽ làm tăng khối lượng máu lưu thông, dẫn đến nhịp tim đập mạnh. Sử dụng số lượng lớn cùng lúc có thể bị bầm dập do sức nóng trong chất cay tỏa ra, nếu không nguy hiểm đến tính mạng thì cũng làm bệnh tình ngày thêm trầm trọng, khó có thể điều trị tận gốc.
4. Người bị bệnh thận. Thận là “chiếc máy lọc” hữu hiệu của cơ thể, nhưng khi chiếc máy này chịu sự tác động dữ dội của những chất cay có độ tàn phá lớn, những tế bào trong thận sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, có thể làm suy yếu hoạt động và chức năng lọc của thận.
Sẽ vô cùng nguy hại nếu thận hoạt động yếu, vì khi đó cơ thể sẽ không hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng cũng như không thể “đào thải” những chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
5. Bệnh dạ dày. Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản. Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày. Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu, ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.
6. Bệnh nhân cường giáp. Khi ăn ớt, tốc độ nhịp tim sẽ tăng nhanh làm cho tính tình dễ nóng nảy, hồi hộp, nhiều mồ hôi, ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi...
7. Phụ nữ mang thai. Sản phụ và thai phụ không nên ăn ớt hay bất cứ loại chất cay nào để tránh hiện tượng miệng bị sưng dộp, táo bón, ảnh hưởng chất và lượng sữa cho bé.
8. Người bị bệnh về mật. Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.