1. 1/3 dân số Mỹ có tiền tiểu đường. Trong số này, đến 70% phát triển đến tiểu đường loại 2. Đặc biệt là, những người này hầu như 90% không biết lượng đường trong máu của mình cao hơn bình thường cho đến khi đo. Do vậy, nguy cơ tiểu đường xảy ra ở bất cứ người nào có chế độ ăn và cuộc sống không lành mạnh. 2. Bệnh tiểu đường lọai 2 không chỉ ghé thăm những người thừa cân. Bệnh tiểu đường từng được coi là bệnh của tuổi già. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người chiếm khoảng 15%, nhất là giới trẻ có thân hình mỏng manh mắc bệnh này. Trông bạn có thể nhìn ngoài rất khỏe mạnh, song thói quen xấu trong sinh hoạt như bỏ bữa, ăn uống thất thường cũng gây ra bệnh tiểu đường. 3. Uống nhiều sô đa làm tăng nguy cơ tiểu đường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo dẫn đến dấu hiệu không dung nạp glucose, đây là bước đệm của bệnh tiểu đường loại 2. Đa phần, người bị rối loạn dung nạp glucose không nhận biết được tình trạng bệnh lý của họ thậm chí cả khi mức đường huyết đã cao hơn mức bình thường. 4. Uống cà phê, trà hay các đồ uống có chứa caffein hằng ngày sẽ làm giảm đường huyết, có lợi đối với sức khỏe của những người mắc tiểu đường loại 2. Uống nhiều nhất 4 tách mỗi ngày, có thể giảm 29 - 54% mắc tiểu đường loại 2. Song, bạn hãy lưu ý rằng chỉ tính tách nhỏ, nếu bạn uống nhiều chưa chắc đường trong máu đã thuyên giảm. 5. Những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 54% so với những người ăn uống đều đặn. Việc bỏ bữa sáng thường xuyên sẽ làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, còn gọi là hiện tượng đề kháng insulin. Đây là một loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Hiện tượng đề kháng insulin là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các trường hợp bị tiểu đường loại 2. Các chuyên gia tiểu đường cũng khuyến cáo bạn nên thường xuyên ăn sáng với các thực phẩm giàu chất xơ và ngũ cốc sẽ chống lại được nguy cơ mắc tiểu đường. 6. Chế độ ăn uống và luyện tập thể thao không phải là yếu tố quan trọng nhất để giảm bệnh. Sự căng thẳng lâu dài cũng có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, ngay cả đối với những người có chỉ số BMI (tỷ lệ cơ thể) tương đối chuẩn, căng thẳng tại nơi làm việc vẫn là một yếu tố nguy cơ lớn. Hay việc ngủ sai cũng tăng gấp đôi nguy cơ tiểu đường. Giấc ngủ không đúng giờ làm giảm 32% số lượng insulin cơ thể tiết ra. Giảm nồng độ insulin chính là lời giải thích cho việc giấc ngủ bị gián đoạn hay thiếu ngủ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc mất cân bằng hoóc-môn insulin là nguyên nhân khiến glucose trong máu tăng cao. 7. Tiền sử bệnh trong gia đình có thể quyết định bạn bị bệnh này. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đó không phải yếu tố duy nhất. Khi một người trong cặp song sinh bị tiểu đường loại1, người còn lại có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Với tiểu đường loại 2, nguy cơ này là 75%. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, nên luyện tập hàng ngày và để ý chế độ dinh dưỡng.
1. 1/3 dân số Mỹ có tiền tiểu đường. Trong số này, đến 70% phát triển đến tiểu đường loại 2. Đặc biệt là, những người này hầu như 90% không biết lượng đường trong máu của mình cao hơn bình thường cho đến khi đo. Do vậy, nguy cơ tiểu đường xảy ra ở bất cứ người nào có chế độ ăn và cuộc sống không lành mạnh.
2. Bệnh tiểu đường lọai 2 không chỉ ghé thăm những người thừa cân. Bệnh tiểu đường từng được coi là bệnh của tuổi già. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người chiếm khoảng 15%, nhất là giới trẻ có thân hình mỏng manh mắc bệnh này. Trông bạn có thể nhìn ngoài rất khỏe mạnh, song thói quen xấu trong sinh hoạt như bỏ bữa, ăn uống thất thường cũng gây ra bệnh tiểu đường.
3. Uống nhiều sô đa làm tăng nguy cơ tiểu đường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo dẫn đến dấu hiệu không dung nạp glucose, đây là bước đệm của bệnh tiểu đường loại 2. Đa phần, người bị rối loạn dung nạp glucose không nhận biết được tình trạng bệnh lý của họ thậm chí cả khi mức đường huyết đã cao hơn mức bình thường.
4. Uống cà phê, trà hay các đồ uống có chứa caffein hằng ngày sẽ làm giảm đường huyết, có lợi đối với sức khỏe của những người mắc tiểu đường loại 2. Uống nhiều nhất 4 tách mỗi ngày, có thể giảm 29 - 54% mắc tiểu đường loại 2. Song, bạn hãy lưu ý rằng chỉ tính tách nhỏ, nếu bạn uống nhiều chưa chắc đường trong máu đã thuyên giảm.
5. Những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 54% so với những người ăn uống đều đặn. Việc bỏ bữa sáng thường xuyên sẽ làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, còn gọi là hiện tượng đề kháng insulin.
Đây là một loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Hiện tượng đề kháng insulin là nguyên nhân chính dẫn đến hầu hết các trường hợp bị tiểu đường loại 2. Các chuyên gia tiểu đường cũng khuyến cáo bạn nên thường xuyên ăn sáng với các thực phẩm giàu chất xơ và ngũ cốc sẽ chống lại được nguy cơ mắc tiểu đường.
6. Chế độ ăn uống và luyện tập thể thao không phải là yếu tố quan trọng nhất để giảm bệnh. Sự căng thẳng lâu dài cũng có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, ngay cả đối với những người có chỉ số BMI (tỷ lệ cơ thể) tương đối chuẩn, căng thẳng tại nơi làm việc vẫn là một yếu tố nguy cơ lớn.
Hay việc ngủ sai cũng tăng gấp đôi nguy cơ tiểu đường. Giấc ngủ không đúng giờ làm giảm 32% số lượng insulin cơ thể tiết ra. Giảm nồng độ insulin chính là lời giải thích cho việc giấc ngủ bị gián đoạn hay thiếu ngủ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc mất cân bằng hoóc-môn insulin là nguyên nhân khiến glucose trong máu tăng cao.
7. Tiền sử bệnh trong gia đình có thể quyết định bạn bị bệnh này. Di truyền đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy đó không phải yếu tố duy nhất. Khi một người trong cặp song sinh bị tiểu đường loại1, người còn lại có nguy cơ mắc bệnh là 50%. Với tiểu đường loại 2, nguy cơ này là 75%. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, nên luyện tập hàng ngày và để ý chế độ dinh dưỡng.