Phạt đội mũ bảo hiểm rởm: Trút gánh nặng sang người dân

Google News

Các cơ quan chức năng đang trút gánh nặng sang phía người tiêu dùng?

- Với quy định sẽ xử phạt nặng người đội mũ giả, mũ kém chất lượng trong Dự thảo thông tư quy định về sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi mô tô, xe gắn máy, dư luận đang đặt ra câu hỏi: các cơ quan chức năng đang trút gánh nặng sang phía người tiêu dùng?...

Mũ bảo hiểm rởm tràn lan thị trường

Bà Nguyễn Thị Hà, chủ cửa hàng bán MBH số 30 Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Mỗi ngày cửa hàng bán được 30 - 50 chiếc với giá từ 30 - 50.000 đồng/chiếc. Khách mua chủ yếu là thanh niên bởi họ thích mẫu mã đẹp, rất hợp thời trang mà giá bán cũng phải chăng”. 

Đi xe "xịn" mua nhưng mua mũ rởm

Theo quan sát của chúng tôi, hầu hết MBH bày bán tại cửa hàng chỉ có 2 lớp là nhựa và vải lót mỏng bên trong, không hề có bất kỳ một nhãn tem đăng kiểm hay chỉ số sản xuất nào. Bên ngoài mũ được sơn nhiều loại màu và dán nhiều nhãn mác, biểu tượng khác nhau. 

Chủ cửa hàng cho biết: “Lúc mới nhập về MBH còn ở dạng thô, chỉ có sơn màu. Nhãn mác, biểu tượng thì sau đó mới dán vào. Nhãn hiệu dán vào MBH thường là tên các thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới hoặc biểu tượng của các đội bóng như MU, Arsenal, Chelsee,… Ngoài ra có thể dán các hoa văn khác cho đẹp thì mới thu hút được người mua”.

Mũ bảo hiểm rởm giá bèo 
Mũ bảo hiểm rởm giá bèo 

Trên một số tuyến đường như Lê Duẩn - Giải Phóng, Yên Phụ, đường Láng, Nguyễn Khánh Toàn,… chỉ vài trăm mét đã có từ 7 đến 10 điểm bày bán MBH ngay trên vỉa hè. Mức giá bán dao động từ 20 - 50.000 đồng/chiếc, (trong khi MBH chính hãng của Honda, Yamaha có giá bán từ 150 - 300.000đ/chiếc). Mẫu mã, màu sắc của những loại MBH này cũng khá bắt mắt với nhiều chủng loại phong phú.

Qua mặt các cơ quan chức năng

Một chủ cửa hàng bán MBH giả ở Hà Nội cho biết: MBH bày bán ở Hà Nội được nhập chủ yếu từ hai nơi: một số được vận chuyển ra từ trong TPHCM ra, còn lại chủ yếu nhập từ Trung Quốc về.

Khi được hỏi về vấn đề MBH nhập lậu qua biên giới Lạng Sơn, ông Nguyễn Thắng Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho rằng: “Không hề có chuyện đó. Có thì chúng tôi phải biết chứ. Từ trước đến nay chúng tôi chưa bắt gặp trường hợp nào vận chuyển MBH lậu qua biên giới”.

Tuy nhiên qua thâm nhập thực tế, chúng tôi được một đầu nậu chuyên vận chuyển MBH qua biên giới ở thành phố Lạng Sơn tiết lộ: Hầu hết MBH không nhãn mác trên thị trường chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc.

Giá sau khi đã vận chuyển qua biên giới để vào Việt Nam dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/chiếc. Nếu mua với số lượng nhiều từ 10.000 chiếc trở lên thì giá còn rẻ hơn. MBH được nhập về theo đường tiểu ngạch, tập kết tại một số điểm ở Lạng Sơn, rồi mới phân phối đi các tỉnh. Khi về các tỉnh thành, qua nhiều khâu trung gian khác nữa, giá MBH có khi đến tay người mua sẽ tăng lên thành 20 - 60.000 đồng/chiếc.

Để qua mắt các cơ quan chức năng và quản lý thị trường, các lái buôn ở biên giới chỉ “xuất hàng” khi có “khách quen” yêu cầu. MBH được đóng vào các bao hoặc thùng các - tông với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn chiếc, sau đó chở bằng xe tải nhỏ hoặc gửi qua xe khách. Chi phí vận chuyển trọn gói cho mỗi chuyến hàng từ 15 - 20% giá trị hàng vận chuyển.

Trao đổi với Kienthuc.net.vn ông Tô Sơn Hồng - Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 12 (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Vấn đề MBH giả, kém chất lượng bày bán trên thị trường đã có từ lâu rồi nên rất khó kiểm tra, kiểm soát và xử lý”.

Ông Hồng cũng cho biết thêm: Cơ quan quản lý thị trường cũng có nhiều lần tiến hành kiểm tra, xử lý nhưng không thể hết vì số lượng các cơ sở bày bán MBH không có nhãn mác quá nhiều. Mặt khác, đa phần những điểm bày bán MBH loại này thường ở các nơi như vỉa hè, trên cầu,… nên khá cơ động, hôm nay bị xử lý nơi này thì hôm sau họ lại chuyển đến địa điểm khác để bày bán.

Còn TS Vũ Thế Long - nguyên Trưởng ban nghiên cứu con người và môi trường (Viện Khảo cổ học Việt Nam) bày tỏ quan điểm: “Nếu chỉ lo phạt thật nặng những người dân đội MBH kém chất lượng mà không xử phạt những cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH là một sự vô lý. Nó chẳng khác gì người đi xe mua phải xăng dởm khiến xe bị cháy, thay vì phạt người bán xăng rởm lại phạt người mua phải xăng rởm và bị cháy xe”.

“Để cho các cơ sở buôn bán MBH rởm tràn lan, không kiểm soát được chất lượng thì trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về các cơ quan chức năng quản lý thị trường vì đã làm không tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình. Chỉ lo phạt người dân đội MBH rởm thì chẳng khác gì cơ quan chức năng đá quả bóng trách nhiệm sang người tiêu dùng” - ông Long nhấn mạnh.

Hoàng Sơn

[links()]

Bình luận(8)

Minh Hiền

Lee !

Phạt Người Sản Xuất Mũ Bảo Hiểm Rởm ... Dân sẽ bớt khổ hơn !!!

Minh Hiền

Trường An

Bỏ cái trò ngoan cố bắt đội mũ bảo hiểm trong thành phố đi. Ngu xuẩn, hình thức vớ vẩn, tốn tiền xã hội, ai người ta quan tâm mũ thật, mũ giả gì đâu, đội cho có, khỏi bị phạt thôi.

Chúng mày mù hay sao, mà còn cố bám giữ cái trò bắt đội mũ trong thành phố.

Bao nhiêu xung đột giữa CSGT với người không đội mũ, gây chết người, chưa đủ mở mắt cho chúng mày à.

Cớ sao người ta không đội, khi đó là điều tốt cho người ta.

Đơn giản là, đó không phải là điều tốt, hiểu chưa, lũ lợn đui mù, ương bướng ngu xuẩn không khác gì những con lừa.

Trường An.

Minh Hiền

Nguyễn Huy Thao

Nhà nước của ta là nhà nước chuyên chính, xử phạt phải theo phép tắt rõ ràng. Tại sao không xử phạt và đình chỉ các cơ sở sản xuất mũ giả mà chỉ "chăm chăm" phạt người dân. Người dân bình thường chỉ thấy mũ bảo hiểm tiền ít hơn, khỏi bị Công an xử phạt khi đi ra đường là mua; còn việc sản xuất mũ giả hay thật là trách nhiệm của người quản lý, dân đã đóng tiền thuế nuôi người quản lý rôì kia mà!

Minh Hiền

Khoa

Trước hết mình không đồng tình với ý kiến của bài viết, với luận điểm không chấp nhận được.
Thứ 2, Việc phạt các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm kém chất lượng là tất yếu; Cơ quan chức năng phải làm nhiều hơn nữa dường như việc này hình như đang bỏ ngõ.
Thứ 3, Phạt Chính người mua mủ bảo hiểm dỏm (Mình chỉ để đề cập mủ dỏm, tức là mủ chỉ cần nhìn mắt thường đã nhận ra là kém chất lượng). Quy định của nhà nước là vì quyền lợi của người dân, còn người thái độ đối phó của người dân đi ngược lại như vậy là điều đáng trách.
Thứ 4. Mọi người hãy vì chính sinh mạng của mình, người thân mình mà có thái độ đúng đắn trong việc đội mủ bảo hiểm!

Minh Hiền

lifecare

Xin nói rằng muốn kết luận mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn hay không, nếu chỉ bằng mắt thường mà kết luận thì phạm pháp đấy, dù kết luận đó đúng. Chỉ có những phòng thí nghiệm được công nhận mới có quyền kết luận về chất lượng thôi.

Minh Hiền

Linh

Tôi đồng ý với ý kiến của người viết. Muốn ngăn chặn tình trạng mũ rởm thì phải ngăn chặn từ gốc, không chỉ phạt người đội mà còn phải phạt nặng cả người bán.

Minh Hiền

Bó tay.com

Các nhà làm thông tư thật đáng sợ. Thử tưởng tượng sắp tới sẽ có thông tư phạt người dân vì "lỗi" ăn rau củ không đảm bảo chất lượng, phạt dân vì thở không khí bẩn hại đến sức khỏe, phạt dân vì uống nước máy đen ngòm của nhà máy nước,...

Tại sao cơ quan có nhiệm vụ giữ gìn sự sạch sẽ của xã hội lại không đi làm việc mà họ phải làm, việc mà nhờ đó họ được hưởng thuế do dân đóng góp, lại chỉ chăm chăm rũ hết trách nhiệm cho nhẹ thân???

Nào là "người tiêu dùng thông thái", nào là ".. là trách nhiệm của toàn dân", nào là " hãy nói không với thực phẩm bẩn".. vậy chứ người nhà nước làm mấy việc ấy đâu hết rồi. ???

TẠI SAO VIỆT NAM NGÀY CÀNG NHIỀU LOẠI GIỐNG KỲ LẠ THẾ NÀY???

Minh Hiền

Bao

Mũ bảo hiểm không thề so sánh với xăng như TS Vũ Thế Long nói. Xăng dởm thì đúng là ta không tài nào biết bằng mắt thường, còn mũ thì khác. Nếu người tiêu dùng tôn trọng luật, quí trọng tính mạng mình thì không bao giờ mua mũ dởm! Mà nếu không ai mua thì các cơ sở dởm sẽ dẹp tiệm thôi!