Căn nhà gạch, vách tường, lợp tôn, gác xép mang số 183/4 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM là một ngôi nhà có số phận rất đặc biệt của Sài Gòn trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.Ngôi nhà dài 12m, ngang 5m nằm cách đầu hẻm 7m, được hai ông Nguyễn Văn Trí và Ngô Thanh Vân (Ba Đen) chỉ huy đơn vị "Bảo Đảm" mang số bí danh J9T700 thuộc Biệt động thành cùng với chiến sĩ Đỗ Văn Căn (Ba Căn) mua vào giữa năm 1964 sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng địa bàn.Đây là một căn nhà nằm lọt giữa hàng loạt cơ quan quân sự quan trọng của địch như Quân vụ Thị trấn, Biệt khu Thủ đô, Bộ chỉ huy Biệt động quân, khu trú đóng của lính Đại Hàn, ICCS (Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến), trường Quốc gia hành chánh....Theo bố trí, ông Ba Căn đưa gia đình về trú ngụ tại căn nhà này, hành nghề sửa và ép giày bằng mủ cao su để che mắt quân địch. Ảnh: Máy ép đế giày cao su ông Ba Căn từng sử dụng.Đầu năm 1965, ông Ba Căn nhận được lệnh gấp rút xây dựng hầm bí mật ngay tại nhà. Hầm được đào ngay phòng khách. Sau khi chuẩn bị mọi vật liệu cần thiết, đợi đến đêm việc đào hầm mới được thực hiện. Trong một tháng ròng rã, ông hoàn thành căn hầm. Ảnh: Cửa hầm nằm ngay trên sàn phòng khách.Hầm dài 2,2m, ngang 1,8m, sâu 1,7m. Chung quanh hầm xây gạch, tô xi - măng. Một ống cống thông từ hầm đến cống lớn đặt ngoài đường cái. Nắp hầm tạo bởi 6 miếng gạch khớp nhau đậy khít miệng hầm có kích thước: 0,4m x 0,6m. Hai bên nắp có vòng xoắn, dùng đinh vít dài, vặn vòng xoắn chặt để mở và đậy dễ dàng.Tháng 7/1965, từ căn cứ Sở cao su Bến Cát, các chuyến xe tải chở vũ khí giấu trong mủ cao su đến một cơ sở làm giày tại chợ An Đông. Đây là nhà ông Ba Nhê (cơ sở biệt động thành), nơi gia công đế giày cho các xưởng đóng giày. Theo hợp đồng và ám hiệu đã qui định, ông Ba Căn sẽ đến nhận những bành cao su "đặc biệt" đem về cất giấu tại hầm bí mật.Ông Ba Căn chọn giờ cao điểm, đường xá tấp nập xe cộ, sử dụng xe ba gác đạp đến địa điểm nhận hàng. Trên đường di chuyển, ông phải thuộc lòng các điểm chốt của địch để né tránh. Những chuyến hàng đặc biệt xen lẫn những chuyến hàng thường đảm bảo cho công tác tuyệt mật xuôi lọt.Trong vòng 4 tháng, ba chuyến hàng "đặc biệt" đã chuyển tới hầm 50kg thuốc nổ và kíp nổ, 7 tiểu liên AK cùng 21.000 viên đạn, 50 lựu đạn, 1 súng ngắn kèm 50 viên đạn và một số quân trang quân dụng khác. Giữa năm 1967, nhận được chỉ thị của cấp trên, ông Ba Căn chuẩn bị một số lượng lớn thuốc, bông băng cứu thương... cất giấu sẵn dưới hầm.Trong chiến dịch Tổng Tiến công và Nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, một cánh quân xuất phát từ đình Phú Định theo hợp đồng sẽ về điểm hẹn ở nhà ông Ba Căn để nhận vũ khí, đạn dược. Nhưng khi di chuyển, cánh quân này đụng độ với binh lính Sài Gòn khiến chỉ huy bị thương, một số chiến sĩ hi sinh nên không thể tiến về điểm hẹn.Sau chiến dịch Tổng Tiến công và Nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, gia đình ông Ba Căn như sống trên đống lửa. Các cuộc lùng sục của địch mở ra liên tiếp ngày đêm. Căn nhà của ông nhiều lần bị địch khám xét, nhưng chúng không tài nào phát hiện ra căn hầm bí mật.Sau thời gian đó, căn hầm vẫn sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu. Tháng 4/1975, các chiến sĩ biệt động đưa ra phương án sử dụng hầm để tấn công Biệt khu Thủ đô, nhưng kế hoạch chưa thực hiện thì Sài Gòn đã được giải phóng. Kể từ đó, căn hầm trở thành một di tích lịch sử của thời kỳ chống Mỹ. Ảnh: Chiếc radio ông Ba Căn từng sử dụng để nghe tin tức.
Căn nhà gạch, vách tường, lợp tôn, gác xép mang số 183/4 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM là một ngôi nhà có số phận rất đặc biệt của Sài Gòn trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Ngôi nhà dài 12m, ngang 5m nằm cách đầu hẻm 7m, được hai ông Nguyễn Văn Trí và Ngô Thanh Vân (Ba Đen) chỉ huy đơn vị "Bảo Đảm" mang số bí danh J9T700 thuộc Biệt động thành cùng với chiến sĩ Đỗ Văn Căn (Ba Căn) mua vào giữa năm 1964 sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng địa bàn.
Đây là một căn nhà nằm lọt giữa hàng loạt cơ quan quân sự quan trọng của địch như Quân vụ Thị trấn, Biệt khu Thủ đô, Bộ chỉ huy Biệt động quân, khu trú đóng của lính Đại Hàn, ICCS (Ủy ban Quốc tế kiểm soát đình chiến), trường Quốc gia hành chánh....
Theo bố trí, ông Ba Căn đưa gia đình về trú ngụ tại căn nhà này, hành nghề sửa và ép giày bằng mủ cao su để che mắt quân địch. Ảnh: Máy ép đế giày cao su ông Ba Căn từng sử dụng.
Đầu năm 1965, ông Ba Căn nhận được lệnh gấp rút xây dựng hầm bí mật ngay tại nhà. Hầm được đào ngay phòng khách. Sau khi chuẩn bị mọi vật liệu cần thiết, đợi đến đêm việc đào hầm mới được thực hiện. Trong một tháng ròng rã, ông hoàn thành căn hầm. Ảnh: Cửa hầm nằm ngay trên sàn phòng khách.
Hầm dài 2,2m, ngang 1,8m, sâu 1,7m. Chung quanh hầm xây gạch, tô xi - măng. Một ống cống thông từ hầm đến cống lớn đặt ngoài đường cái. Nắp hầm tạo bởi 6 miếng gạch khớp nhau đậy khít miệng hầm có kích thước: 0,4m x 0,6m. Hai bên nắp có vòng xoắn, dùng đinh vít dài, vặn vòng xoắn chặt để mở và đậy dễ dàng.
Tháng 7/1965, từ căn cứ Sở cao su Bến Cát, các chuyến xe tải chở vũ khí giấu trong mủ cao su đến một cơ sở làm giày tại chợ An Đông. Đây là nhà ông Ba Nhê (cơ sở biệt động thành), nơi gia công đế giày cho các xưởng đóng giày. Theo hợp đồng và ám hiệu đã qui định, ông Ba Căn sẽ đến nhận những bành cao su "đặc biệt" đem về cất giấu tại hầm bí mật.
Ông Ba Căn chọn giờ cao điểm, đường xá tấp nập xe cộ, sử dụng xe ba gác đạp đến địa điểm nhận hàng. Trên đường di chuyển, ông phải thuộc lòng các điểm chốt của địch để né tránh. Những chuyến hàng đặc biệt xen lẫn những chuyến hàng thường đảm bảo cho công tác tuyệt mật xuôi lọt.
Trong vòng 4 tháng, ba chuyến hàng "đặc biệt" đã chuyển tới hầm 50kg thuốc nổ và kíp nổ, 7 tiểu liên AK cùng 21.000 viên đạn, 50 lựu đạn, 1 súng ngắn kèm 50 viên đạn và một số quân trang quân dụng khác. Giữa năm 1967, nhận được chỉ thị của cấp trên, ông Ba Căn chuẩn bị một số lượng lớn thuốc, bông băng cứu thương... cất giấu sẵn dưới hầm.
Trong chiến dịch Tổng Tiến công và Nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, một cánh quân xuất phát từ đình Phú Định theo hợp đồng sẽ về điểm hẹn ở nhà ông Ba Căn để nhận vũ khí, đạn dược. Nhưng khi di chuyển, cánh quân này đụng độ với binh lính Sài Gòn khiến chỉ huy bị thương, một số chiến sĩ hi sinh nên không thể tiến về điểm hẹn.
Sau chiến dịch Tổng Tiến công và Nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, gia đình ông Ba Căn như sống trên đống lửa. Các cuộc lùng sục của địch mở ra liên tiếp ngày đêm. Căn nhà của ông nhiều lần bị địch khám xét, nhưng chúng không tài nào phát hiện ra căn hầm bí mật.
Sau thời gian đó, căn hầm vẫn sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ chiến đấu. Tháng 4/1975, các chiến sĩ biệt động đưa ra phương án sử dụng hầm để tấn công Biệt khu Thủ đô, nhưng kế hoạch chưa thực hiện thì Sài Gòn đã được giải phóng. Kể từ đó, căn hầm trở thành một di tích lịch sử của thời kỳ chống Mỹ. Ảnh: Chiếc radio ông Ba Căn từng sử dụng để nghe tin tức.