Trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn có khắc hình “Trầm hương”, nghĩa là cây trầm hương. Không chỉ cung cấp hương liệu, trầm hương cũng là một dược liệu quý. Theo Đông y, trầm hương có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, quy vào kinh thận, tỳ, vị.Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có khắc hình tượng “Kỳ nam” là gỗ kỳ nam, loại trầm hương phẩm chất cao nhất, hết sức quý hiếm. Trong Đông y, kỳ nam có đặc tính và công dụng tương tự trầm hương.Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba khắc hình “Đậu khấu” là cây đậu khấu, loại cây có quả được sử dụng làm thuốc. Trong Đông y, đậu khấu có vị cay tính ấm, quy kinh vào kinh tỳ và vị.Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư khắc hình tượng “Tô hợp”, là cây tô hợp, loài cây thuốc quý có nhựa được dùng làm dược liệu. Theo Đông y, tô hợp có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào kinh tỳ và vị.Trên Anh đỉnh có có hình tượng “Uất kim” là cây nghệ, loài cây cho củ vừa dùng làm gia vị, vừa là dược liệu. Trong Đông y, nghệ có tính mát, vị cay, hơi đắng, quy vào kinh can, tâm, phế.Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 khắc hình tượng “Quế” là cây quế, loài cây được trồng để khai thác vỏ và gỗ với nhiều công dụng như làm gia vị, dược liệu, đồ mỹ nghệ… Trong Đông y, quế có tính ấm, vị ngọt, quy vào kinh tâm.Thần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 khắc hình tượng “Súc sa mật”, nghĩa là cây sa nhân, loài cây có hạt dùng làm gia vị, lá, hạt và quả dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền. Trong Đông y, sa nhân có mùi thơm, vị cay, tính ấm, được quy vào kinh tỳ, vị và thận.Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 có khắc hình tượng “Bá” là cây trắc bá diệp, loài cây vừa được trồng làm cảnh, vừa là loại dược liệu đa dụng. Trong Đông y, trắc bá diệp vị đắng chát, tính hơi hàn, quy vào kinh tâm, can và đại tràng.Trên Tuyên đỉnh còn có hình tượng “Khương” là cây gừng, loài cây được trồng lấy củ làm gia vị hoặc dược liệu. Trong Đông y, gừng có vị cay, mùi thơm hắc, tính nóng, quy vào kinh tâm, phế, tỳ, vị.Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 khắc hình tượng “Phù lưu” là cây trầu, loài cây được trồng lấy lá, gắn bó mật thiết với tục ăn trầu của người Việt, đồng thời cũng là một loại cây thuốc. Trong Đông y, trầu có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị.Trên Dụ đỉnh còn có hình tượng “Tử tô” là cây tía tô, loài cây bụi có lá màu tím, được dùng làm gia vị và dược liệu. Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ.Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn có khắc hình “Nam sâm” là cây sâm ta, một dược liệu quý của Việt Nam. Theo Đông y, nam sâm có vị ngọt và tính bình, được quy vào kinh phế và tỳ.Trên Huyền đỉnh còn có hình tượng “Toán” là cây tỏi, vừa là cây gia vị vừa là loại cây thuốc rất hữu dụng. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh tỳ, vị và phế.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
Trên Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn có khắc hình “Trầm hương”, nghĩa là cây trầm hương. Không chỉ cung cấp hương liệu, trầm hương cũng là một dược liệu quý. Theo Đông y, trầm hương có mùi thơm, vị cay, đắng, tính ấm, quy vào kinh thận, tỳ, vị.
Nhân đỉnh, chiếc đỉnh thứ hai trong Cửu Đỉnh có khắc hình tượng “Kỳ nam” là gỗ kỳ nam, loại trầm hương phẩm chất cao nhất, hết sức quý hiếm. Trong Đông y, kỳ nam có đặc tính và công dụng tương tự trầm hương.
Chương đỉnh, chiếc đỉnh thứ ba khắc hình “Đậu khấu” là cây đậu khấu, loại cây có quả được sử dụng làm thuốc. Trong Đông y, đậu khấu có vị cay tính ấm, quy kinh vào kinh tỳ và vị.
Anh đỉnh, chiếc đỉnh thứ tư khắc hình tượng “Tô hợp”, là cây tô hợp, loài cây thuốc quý có nhựa được dùng làm dược liệu. Theo Đông y, tô hợp có vị ngọt, cay, tính ôn, quy vào kinh tỳ và vị.
Trên Anh đỉnh có có hình tượng “Uất kim” là cây nghệ, loài cây cho củ vừa dùng làm gia vị, vừa là dược liệu. Trong Đông y, nghệ có tính mát, vị cay, hơi đắng, quy vào kinh can, tâm, phế.
Nghị đỉnh, chiếc đỉnh thứ 5 khắc hình tượng “Quế” là cây quế, loài cây được trồng để khai thác vỏ và gỗ với nhiều công dụng như làm gia vị, dược liệu, đồ mỹ nghệ… Trong Đông y, quế có tính ấm, vị ngọt, quy vào kinh tâm.
Thần đỉnh, chiếc đỉnh thứ 6 khắc hình tượng “Súc sa mật”, nghĩa là cây sa nhân, loài cây có hạt dùng làm gia vị, lá, hạt và quả dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền. Trong Đông y, sa nhân có mùi thơm, vị cay, tính ấm, được quy vào kinh tỳ, vị và thận.
Tuyên đỉnh, chiếc đỉnh thứ 7 có khắc hình tượng “Bá” là cây trắc bá diệp, loài cây vừa được trồng làm cảnh, vừa là loại dược liệu đa dụng. Trong Đông y, trắc bá diệp vị đắng chát, tính hơi hàn, quy vào kinh tâm, can và đại tràng.
Trên Tuyên đỉnh còn có hình tượng “Khương” là cây gừng, loài cây được trồng lấy củ làm gia vị hoặc dược liệu. Trong Đông y, gừng có vị cay, mùi thơm hắc, tính nóng, quy vào kinh tâm, phế, tỳ, vị.
Dụ đỉnh, chiếc đỉnh thứ 8 khắc hình tượng “Phù lưu” là cây trầu, loài cây được trồng lấy lá, gắn bó mật thiết với tục ăn trầu của người Việt, đồng thời cũng là một loại cây thuốc. Trong Đông y, trầu có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ, vị.
Trên Dụ đỉnh còn có hình tượng “Tử tô” là cây tía tô, loài cây bụi có lá màu tím, được dùng làm gia vị và dược liệu. Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, quy vào kinh phế, tỳ.
Huyền đỉnh, chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn có khắc hình “Nam sâm” là cây sâm ta, một dược liệu quý của Việt Nam. Theo Đông y, nam sâm có vị ngọt và tính bình, được quy vào kinh phế và tỳ.
Trên Huyền đỉnh còn có hình tượng “Toán” là cây tỏi, vừa là cây gia vị vừa là loại cây thuốc rất hữu dụng. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, quy vào các kinh tỳ, vị và phế.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.