Sự thật đau đớn sau cánh cửa phòng ngủ của đôi vợ chồng vô sinh

Google News

Có những lúc ở bên chồng, chồng chạm vào người chị giật mình thon thót. Chồng chị không chỉ bia rượu mà còn nặng mùi thuốc lá, mồ hôi.

Chị Hải sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở Tân Kỳ, Nghệ An. Từ nhỏ, chị đã chịu không ít khổ cực khi mẹ chị sau khi sinh cậu em út được 4 tuổi đã nằm một chỗ vì tai biến. Mình chị hỗ trợ cha chăm em, lo cho em có một cuộc sống đầy đủ như bao bạn bè cùng trang lứa khác.
Thừa hưởng đức tính cần cù, hiếu học của cha. Từ những năm cấp 2, chị Hải luôn là học sinh giỏi cấp huyện. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, không có tiền học nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị Hải phải theo bạn bè vào Sài Gòn làm công nhân. Trong những năm sống xa nhà, chị Hải luôn chịu khó chắt chiu, tiết kiệm. Mỗi tháng lương chị kiếm được, chị chỉ tiêu vỏn vẹn 1 triệu đồng, số tiền còn lại, chị đều vun vén gửi về cho cha mẹ ở quê, nuôi em ăn học.
Những năm mưu sinh tất bật xa hơi ấm tình thân, chị đã gặp và yêu Kỷ một anh chàng cùng quê, nhưng khác xã. Mới đầu, chị còn e thẹn chưa dám nhận lời, nhưng thời gian qua đi, trước tình cảm chân thành của Kỷ, chị dần xiêu lòng và không lâu sau đó, chị có thai. Đám cưới chạy làng của chị diễn ra trong sự ngỡ ngàng của gia đình hai bên. Bố mẹ chị không khỏi xót lòng, bởi ông bà biết rõ gia đình kỷ. Họ vô cùng nghiêm khắc và sống không chan hòa với hàng xóm.
Tuy nhiên, vì “gạo đã nấu thành cơm” nên bố mẹ chị đành chấp nhận. Ngày cưới chị bố mẹ không làm trang hoàng như những gia đình khác mà chỉ gói gon 8 mâm cỗ cưới. Không có nhạc nhẽo linh đình mà chỉ có một bữa ăn đơn giản. Khi đó, chị không khỏi xót lòng, bởi đám cưới là sự kiện quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người, nhưng với chị nó thật đơn giản và vội vã.
Su that dau don sau canh cua phong ngu cua doi vo chong vo sinh
Ảnh minh họa. 
Về phía gia đình Kỷ cũng chỉ có 3 mâm cơm, thái độ của gia đình Kỷ thì khỏi phải nói, ai cũng lầm lì. Trước thái độ của gia đình con gái tương lai, bố chị đã vội vàng gạt vội giọt nước mắt. Trước khi về, bố chị có đưa cho con gái 1 chỉ vàng và dặn đó là của hồi môn “Con cầm lấy mà phòng thân, khi sinh đẻ, ốm đau có đồng ra đồng vào. Từ giờ con là dâu người ta rồi, có gì không vừa lòng cũng bỏ qua mà sống con ạ!”.
Những ngày sau đó trong nhà chồng, không khí vô cùng ngột ngạt, căng thẳng. Chị bụng mang dạ chửa vẫn phải đi cấy, làm đồng. Có hôm chị đứng tẻ mạ tới 12h trưa đau mỏi cả xương sống mới về tới nhà. Nhưng mẹ chồng chị cũng chẳng chịu cơm nước, nhất định đợi con dâu về lo toan hết. Khi chị về muộn không những bị mẹ chồng trách mắng mà chồng chị cũng nhảy bổ lên mắng vợ “chậm chạp, lề mề”.
Chồng chị từ ngày cưới vợ, không chịu làm gì, suốt ngày quanh quẩn ở nhà. Cũng vì thế, những đồng tiền trước đây kiếm được anh ta đều tiêu hết vào lô đề, cờ bạc. Khi hết tiền anh ta đổ hết mọi oan ức lên đầu vợ. Chị cũng vì quá đau buồn, ấm ức mà sảy thai. Sau lần đó, bố mẹ chồng chị không khỏi buồn rầu. Chị mất con, còn bị mẹ chồng chì chiết suốt ngày rồi trở nên lầm lì, ít nói. Có những đêm chị nằm khóc thầm ướt gối. Chồng chị không thương vợ, còn ra chiều trách chị là người đàn bà yếu đuối, nhạy cảm quá mức.
Vợ chồng chị vì thế mà cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, suốt ngày cãi vã. Mẹ chồng chị thấy con trai bị vợ chì chiết cũng nhảy vào nói chị “Cũng chỉ từ ngày cô về đây mà gia đình này bị đảo lộn hết, con tôi cũng vì lấy phải người vợ như cô mà sinh hư cờ bạc. Cô làm đàn bà mà không biết chăm chồng, chăm con thế thì vứt đi còn gì nữa”. Mẹ chồng nói rồi, chỉ thẳng tay vào mặt chị. Chị nghe thế không khỏi buồn lòng.
Có lẽ, ai ở trong hoàn cảnh của chị mới thấu hiểu được nỗi đau mất con nhưng không nhận được sự đồng cảm từ gia đình. Những lúc đó, chị nhớ nhà quay quắt. Những đêm chồng chị đi tới 2h sáng mới mò về, người toàn mùi rượu lại bị bạn bè khích đểu nên đổ hết lên đầu vợ. Anh ta không chỉ mắng mỏ mà còn đòi vợ chiều chuộng liên tục để sinh con trai. Chị áp lực vô cùng, những khi đó, chị không còn cảm giác yêu đương với chồng nữa.
Nhiều đêm chị muốn bỏ đi đâu đó thật xa. Chị sợ cảm giác gần người chồng toàn mùi rượu bia ấy, nhưng rồi nghĩ thương cha mẹ, nếu chị bỏ chồng, bỏ đi bố mẹ chị còn biết ăn nói sao với anh em làng xóm. Chị cũng sợ nếu chị đi rồi người ta sẽ dị nghị nói cha mẹ chị không biết dạy con nên bị nhà người ta hắt hủi, ruồng bỏ. Huống chi mẹ chị đang bệnh tật, nếu biết chị sống khổ như thế, mẹ chị sẽ vì thế mà tuyệt vọng.
Những rồi, sau 5 năm hôn nhân, cuộc sống của chị vẫn rơi vào bế tắc. Chị không thể sinh cho anh ta một đứa con, gia đình chồng chị dường như chán nản, thờ ơ với cô con dâu như chị. Hễ có chuyện gì không may mắn trong gia đình, mọi người đều đổ lên đầu chị. Còn chồng chị vẫn bết bát với rượu chè, đi làm thuê được đồng nào đều đem nướng vào lô đề cờ bạc. Chán nản tới mức không thiết tha gì chăm chút bản thân. Chưa đầy 30 mà chị chẳng khác gì một thiếu phụ 40 tuổi.
Nhiều lần thấy con, bố chị hốt hoảng “Sao con gầy thế? Thế tình hình sức khỏe con thế nào rồi? Bác sĩ nói chuyện con cái thế nào”. Những lúc đó, chị chỉ muốn chết quách đi cho xong, chị còn tha thiết gì nữa. Nghĩ đến đêm nào chồng cũng bắt chiều chuộng để sinh con, chị đã gần như kiệt sức mất rồi. Chị giải thích với chồng phải ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ. Nhưng chồng chị vẫn chứng nào tật ấy.
Có những lúc ở bên chồng, chồng chạm vào người chị giật mình thon thót. Chồng chị không chỉ bia rượu mà còn nặng mùi thuốc lá, mồ hôi. Nhiều khi chị ước, cầu mong cho chồng đi ngoại tình cũng được. Không ít lần chị gợi ý, mở đường để anh ta ra ngoài tìm ai đó vui vẻ nhưng anh ta không làm như thế. Anh ta có đánh mắng, chửi bới vợ thường xuyên vô cớ, nhưng nhất quyết không chịu “phản bội” vợ. Từ ngày cưới nhau, chồng chị có đi đâu chơi bời bia rượu nhưng đêm đến anh ta lại về với vợ.
Rồi tối hôm qua khi chị đang thiu thiu ngủ, chồng chị lại về trong tình trạng xay xỉn. Khi anh ta mon men lại giường đòi hỏi vợ chiều chuộng đã bị chị đẩy ra ngoài. Lần đầu tiền sau 10 năm, chị thật sự không còn muốn gần chồng, chị không còn tha thiết gì nữa. Một phần cũng vì chị quá mệt do công việc quá nặng nhọc. Nhưng rồi trước sự từ chối của chị, anh ta đã hét lên, xé hết quần áo của vợ mà chửi, mà mắng.
Anh ta mắng chửi chị là người đàn bà vô dụng, người đàn bà không đúng nghĩa khi không biết đẻ, không biết chiều chồng. Rồi anh ta ám chỉ chị có người đàn ông khác. Quá đau buồn, chị đã phản ứng quyết liệt chị nói “Từ khi mất con, tôi đã không còn tha thiết gì tới chuyện vợ chồng, tôi không còn cảm hứng gần anh. Với tôi, tất cả chỉ là sự gắng gượng. Tôi quá mệt mỏi với công việc, tôi với anh chỉ là nghĩa vụ…Tôi đã ước anh đi ngoại tình, lang chạ với ai đó tôi còn đỡ đau khổ hơn”.
Nghe những lời chị nói anh ta gần như chết lặng, anh ta không còn phản ứng gì nữa. Có lẽ, cái tôi đàn ông trong anh ta đã bị tổn thương quá nhiều, anh ta cứ lẩm bẩm “Cô muốn tôi đi ngoại tình đúng không?”, “Với tôi cô chỉ làm cho xong nghĩa vụ thôi sao?.... Chị không phản ứng gì mà ôm mặt khóc nức nở. Mẹ chồng chị nghe thấy cãi nhau lại chạy vào chửi con dâu bênh con trai, bà chửi chị là loại đàn bà không biết đẻ, loại đàn bà lắm chuyện…. Hôm đó, chị đã bỏ về nhà ngoại. Còn chồng chị sau 3 ngày suy nghĩ cũng đã quyết định ly hôn, giải thoát cho chị.
Mời quý độc giả xem thêm video (Nguồn Youtube): 
Theo Người Đưa Tin

Bình luận(3)

Minh Hiền

mxky

Tôi thật sự không hiểu được phụ nữ Việt nam, là cứ " cam tâm" chịu đựng, với những lý do theo tôi là khó chấp nhận như:"ngại" vì "mang tiếng","thương cha mẹ",.. "thương con",... Tôi thì nghĩ rằng KHÔNG! Vợ chồng là phải biết chia sẻ, hy sinh vì nhau, cùng CHUNG TAY xây đắp hạnh phúc của Gia đình mình. Cái thứ đàn ông bất nhân ấy, "Ôm"mãi để làm gì????

Minh Hiền

Diệp Thành Tâm

Đa số là vậy, hãy ráng mà chịu chị nhé!...

Minh Hiền

Phạm Thành

Bố mẹ cô gái hãy hiểu và thương lấy con!