Khi thấy bất kỳ loại hoa quả nào bạn mua có mùi hắc hoặc có nấm mốc, khi ăn vị khác hoặc để trong thời gian dài không thấy héo, tất nhiên bạn cần cân nhắc loại bỏ chúng nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là cách dễ dàng nhất. Ngoài ra, quan sát kỹ, bạn có thể phân biệt được loại nào có hay không hóa chất.
1. Sầu riêng ngậm chất kích thích nhanh chín
Sau khi sầu riêng được nhúng hóa chất, sẽ chín nhanh, đồng đều và rất bắt mắt… Nếu thấy loại quả này chín khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng thì bạn không nên ăn hoặc mua về. 2. Nhập nhèm cam có thuốc bảo quản
Để cam tươi lâu, nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây, ngoài bề mặt quả cam thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều. Trong khi đó 1 quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.Bạn nên chọn loại còn cuống lá, vỏ cam căng, mọng, khi bóp nhẹ trái cam thấy có mùi cam tươi tỏa ra thanh mát. 3. Xoài không an toàn
Bạn cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản. 4. Mít vàng óng tận xơ nhờ "ngậm" hóa chất
Mít chín ép nhờ hóa chất ít thơm thường bị sượng (người bán gọi là giòn), xơ cũng rất vàng, cuống mít vẫn xanh, khác xa mít chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; còn xơ thì trắng hoặc vàng nhạt. 5. Thúc chuối chín sớm
Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Quả chuối chín bằng hóa chất thì cuống vẫn có màu xanh, thân cứng nhưng ngoài vỏ đã nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống. 6. Biến dừa thường thành dừa siêu ngọt
Dừa thông thường được “phù phép” biến thành dừa xiêm “xịn” để tăng lợi nhuận cho người bán, đường hóa học, hóa chất tạo mùi thơm được tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa, biến loại nước dừa non có vị chua trở nên ngọt lịm hoặc để dừa trắng, chỉ cần ngâm dừa vào nước pha thêm chút Javen.
Để tránh nhiễm chất độc hại, nếu thấy dừa có mùi thơm khác lạ hoặc vị ngọt gắt, bạn nên cẩn trọng bởi thông thường nước dừa ngọt dịu, thanh mát. Bằng mắt thường, có thể nhận biết lỗ mầm trên đầu dừa có bị hở hay không. Tốt nhất, bạn nên mua dừa tươi vẫn còn nguyên vỏ xanh.7. Hồng xiêm ngâm bột sắt
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm có màu xanh là chưa ngâm.
Khi thấy bất kỳ loại hoa quả nào bạn mua có mùi hắc hoặc có nấm mốc, khi ăn vị khác hoặc để trong thời gian dài không thấy héo, tất nhiên bạn cần cân nhắc loại bỏ chúng nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là cách dễ dàng nhất. Ngoài ra, quan sát kỹ, bạn có thể phân biệt được loại nào có hay không hóa chất.
1. Sầu riêng ngậm chất kích thích nhanh chín
Sau khi sầu riêng được nhúng hóa chất, sẽ chín nhanh, đồng đều và rất bắt mắt… Nếu thấy loại quả này chín khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng thì bạn không nên ăn hoặc mua về.
2. Nhập nhèm cam có thuốc bảo quản
Để cam tươi lâu, nhiều thương nhân tiêm chất bảo quản cho trái cây, ngoài bề mặt quả cam thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều. Trong khi đó 1 quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.
Bạn nên chọn loại còn cuống lá, vỏ cam căng, mọng, khi bóp nhẹ trái cam thấy có mùi cam tươi tỏa ra thanh mát.
3. Xoài không an toàn
Bạn cần chú ý và hạn chế mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt, nhưng bên trong ruột lại chín vàng. Không chỉ không có vị xoài, nhạt nhẽo, thường quả xoài này sử dụng rất nhiều chất bảo quản.
4. Mít vàng óng tận xơ nhờ "ngậm" hóa chất
Mít chín ép nhờ hóa chất ít thơm thường bị sượng (người bán gọi là giòn), xơ cũng rất vàng, cuống mít vẫn xanh, khác xa mít chín cây thường có múi vàng ươm, thơm lựng; còn xơ thì trắng hoặc vàng nhạt.
5. Thúc chuối chín sớm
Quả chuối thường ngâm tẩm và dấm bằng amoniac hay sulfur dioxide để vỏ chín vàng đẹp. Sulfur dioxide khi vào cơ thể có thể gây hại cho hệ thần kinh, ảnh hưởng đến chức năng gan và thận. Quả chuối chín bằng hóa chất thì cuống vẫn có màu xanh, thân cứng nhưng ngoài vỏ đã nhuộm vàng. Khi bóc vỏ ra ăn, thịt chuối vẫn sượng như ăn cơm sống.
6. Biến dừa thường thành dừa siêu ngọt
Dừa thông thường được “phù phép” biến thành dừa xiêm “xịn” để tăng lợi nhuận cho người bán, đường hóa học, hóa chất tạo mùi thơm được tiêm qua lỗ mầm trên đầu quả dừa, biến loại nước dừa non có vị chua trở nên ngọt lịm hoặc để dừa trắng, chỉ cần ngâm dừa vào nước pha thêm chút Javen.
Để tránh nhiễm chất độc hại, nếu thấy dừa có mùi thơm khác lạ hoặc vị ngọt gắt, bạn nên cẩn trọng bởi thông thường nước dừa ngọt dịu, thanh mát. Bằng mắt thường, có thể nhận biết lỗ mầm trên đầu dừa có bị hở hay không. Tốt nhất, bạn nên mua dừa tươi vẫn còn nguyên vỏ xanh.
7. Hồng xiêm ngâm bột sắt
Để quả hồng xiêm bắt mắt hơn, người bán thường ngâm quả qua một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Những trái hồng xiêm có màu vàng thẫm đã được ngâm chất bột sắt còn hồng xiêm có màu xanh là chưa ngâm.