1. Hóa chất tẩy rửa
Những vật dụng nhỏ nhặt, không thể thiếu trong nhà bếp như giẻ rửa bát, chất tẩy trắng, rửa sạch dầu mỡ luôn có hàm lượng chất độc hại nhất định, nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể thì sự ảnh hưởng đối với sức khỏe là khó tránh khỏi. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng, đồng thời dùng găng tay để tránh tiếp xúc da với hóa chất.2. Đồ dùng bằng nhựa (hộp đựng thức ăn, bình nước...)
Chỉ với 10 – 20 nghìn, bạn đã có thể mua được những vật dụng bằng nhựa, nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên, đây chính là sát thủ đe dọa sức khỏe âm thầm có nhiều nhất trong nhà bếp. Khi gặp nhiệt cao (nhất là cho vào lò vi sóng), đồ nhựa kém chất lượng thôi ra chất độc gây rối loạn nội tiết.Bạn nên mua sản phẩm có dấu hiệu "microwave-safe" của hãng đồ nhựa như: Song Long, Đại Đồng Tiến (Happi Look), Vạn Đạt hoặc Lock & lock… Nếu phải đựng thức ăn nóng bằng hộp nhựa cần tránh xa các loại có đánh dấu số "3" hoặc "PVC". Đối với chén, bát nên chọn nhựa melamine. Máy xay sinh tốt, vỏ bình đun cà phê chọn nhựa POM. 3. Đồ dùng chống dính
Đun nồi, chảo chống dính kém chất lượng ở nhiệt cao khiến khí độc bốc lên hoặc dùng giẻ sắt chà xát làm bong lớp chống dính của đồ dùng, bám vào thức ăn rất nguy hiểm. Để khắc phục điều này, bạn cần tránh những thói quen không tốt kể trên, mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín.4. Bình gas
Khí gas rò rỉ từ bếp và bình gas khiến bạn khó thở, thậm chí chúng cực kỳ nguy hại nếu gặp tia lửa điện, có thể phát nổ gây sát thương cao. Vì thế, sản phẩm này cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng, đảm bảo van gas an toàn, thao tác đúng khi xảy ra rò rỉ gas để tránh tai nạn đáng tiếc. 5. Đồ dùng bằng nhôm (nồi, chảo)
Nhiều gia đình vẫn ham mua nồi giá rẻ , nhôm bẩn được độn thêm nhiều hóa chất, phụ gia mà không hay biết. Khi nấu, kho thức ăn mặn sẽ sinh muối nhôm độc. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong cơ thể có thể gây suy thoái não, hay dị hình xương.Bạn nên mua đồ dùng bằng nhôm ở cơ sở uy tín (Kim Hằng, Sunhouse, Home lux...), sử dụng đúng cách hoặc dùng đồ có chất liệu an toàn khác (thủy tinh, sứ…). 6. Đồ dùng bằng inox
Nếu đựng thức ăn có chất chua hoặc kiềm lâu dài trong dụng cụ bằng inox, các nguyên tố kim loại sẽ bị hòa tan vào thức ăn. Ngoài ra, đồ bằng inox kém chất lượng thường nhanh biến dạng, bề mặt bị hư hỏng. Bạn nên mua hàng có phiếu bảo hành, loại có ký hiệu 304 phù hợp cho việc đun nấu, inox dùng cho các sản phẩm không cần đun nấu chọn loại 430.7. Đồ "dùng một lần"( Cốc, bát giấy, hộp xốp)
Phần lớp tráng của cốc giấy, nhựa của bát giấy chỉ chịu được mức nhiệt nhất định, nếu quá cao, chất phụ gia thôi ra, nhựa và bột giấy lẫn vào đồ uống, thức ăn gây mất an toàn vệ sinh.Bạn nên mua sản phẩm có nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng. Ngay cả những cốc, bát giấy dùng một lần đựng được đồ ăn nóng thì cũng nên hạn chế. Một số loại cốc giấy Plan white, Mocha, Costa… có phần bột giấy không tan với mức nhiệt từ 40-70 độ C.
1. Hóa chất tẩy rửa
Những vật dụng nhỏ nhặt, không thể thiếu trong nhà bếp như giẻ rửa bát, chất tẩy trắng, rửa sạch dầu mỡ luôn có hàm lượng chất độc hại nhất định, nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể thì sự ảnh hưởng đối với sức khỏe là khó tránh khỏi. Vì thế, hãy hạn chế sử dụng, đồng thời dùng găng tay để tránh tiếp xúc da với hóa chất.
2. Đồ dùng bằng nhựa (hộp đựng thức ăn, bình nước...)
Chỉ với 10 – 20 nghìn, bạn đã có thể mua được những vật dụng bằng nhựa, nhẹ và tiện lợi. Tuy nhiên, đây chính là sát thủ đe dọa sức khỏe âm thầm có nhiều nhất trong nhà bếp. Khi gặp nhiệt cao (nhất là cho vào lò vi sóng), đồ nhựa kém chất lượng thôi ra chất độc gây rối loạn nội tiết.
Bạn nên mua sản phẩm có dấu hiệu "microwave-safe" của hãng đồ nhựa như: Song Long, Đại Đồng Tiến (Happi Look), Vạn Đạt hoặc Lock & lock… Nếu phải đựng thức ăn nóng bằng hộp nhựa cần tránh xa các loại có đánh dấu số "3" hoặc "PVC". Đối với chén, bát nên chọn nhựa melamine. Máy xay sinh tốt, vỏ bình đun cà phê chọn nhựa POM.
3. Đồ dùng chống dính
Đun nồi, chảo chống dính kém chất lượng ở nhiệt cao khiến khí độc bốc lên hoặc dùng giẻ sắt chà xát làm bong lớp chống dính của đồ dùng, bám vào thức ăn rất nguy hiểm. Để khắc phục điều này, bạn cần tránh những thói quen không tốt kể trên, mua sản phẩm ở địa chỉ uy tín.
4. Bình gas
Khí gas rò rỉ từ bếp và bình gas khiến bạn khó thở, thậm chí chúng cực kỳ nguy hại nếu gặp tia lửa điện, có thể phát nổ gây sát thương cao. Vì thế, sản phẩm này cần cực kỳ thận trọng khi sử dụng, đảm bảo van gas an toàn, thao tác đúng khi xảy ra rò rỉ gas để tránh tai nạn đáng tiếc.
5. Đồ dùng bằng nhôm (nồi, chảo)
Nhiều gia đình vẫn ham mua nồi giá rẻ , nhôm bẩn được độn thêm nhiều hóa chất, phụ gia mà không hay biết. Khi nấu, kho thức ăn mặn sẽ sinh muối nhôm độc. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong cơ thể có thể gây suy thoái não, hay dị hình xương.
Bạn nên mua đồ dùng bằng nhôm ở cơ sở uy tín (Kim Hằng, Sunhouse, Home lux...), sử dụng đúng cách hoặc dùng đồ có chất liệu an toàn khác (thủy tinh, sứ…).
6. Đồ dùng bằng inox
Nếu đựng thức ăn có chất chua hoặc kiềm lâu dài trong dụng cụ bằng inox, các nguyên tố kim loại sẽ bị hòa tan vào thức ăn. Ngoài ra, đồ bằng inox kém chất lượng thường nhanh biến dạng, bề mặt bị hư hỏng. Bạn nên mua hàng có phiếu bảo hành, loại có ký hiệu 304 phù hợp cho việc đun nấu, inox dùng cho các sản phẩm không cần đun nấu chọn loại 430.
7. Đồ "dùng một lần"( Cốc, bát giấy, hộp xốp)
Phần lớp tráng của cốc giấy, nhựa của bát giấy chỉ chịu được mức nhiệt nhất định, nếu quá cao, chất phụ gia thôi ra, nhựa và bột giấy lẫn vào đồ uống, thức ăn gây mất an toàn vệ sinh.
Bạn nên mua sản phẩm có nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng. Ngay cả những cốc, bát giấy dùng một lần đựng được đồ ăn nóng thì cũng nên hạn chế. Một số loại cốc giấy Plan white, Mocha, Costa… có phần bột giấy không tan với mức nhiệt từ 40-70 độ C.