Vật thể này là một phần của hành tinh đá hoặc một thiên thạch khá lớn, đã bị ngôi sao lùn GD 61, này nằm cách Trái đất 150 năm ánh sáng, đang chết, phá ra làm nhiều mảnh. Điều này đồng nghĩa với việc có thể có rất nhiều hành tinh tồn tại sự sống đã từng quay quanh GD 61, nơi họ tìm thấy dấu hiệu của nước và bề mặt đá trong khí quyển.
|
Ảnh minh họa thiên thạch đá nhiều nước bị phá vỡ bởi hành tinh lùn GD 61 .
|
Theo tính toán của các nhà khoa học, vật thể này có chiều rộng là 90 km, chứa tới 25% là nước, giống như Ceres, vật thể lớn nhất trong vành đai thiên thạch chính của hệ Mặt trời. Tuy nhiên, nó lại không phải là sao Chổi do không chứa carbon.
Trong khi đó, Trái đất chỉ có 0,02% là nước. Nhà thiên văn học Jay Farihi thuộc trường Đại học Cambridge tin rằng Trái đất quá ấm để có thể giữ lại được lượng nước mà nó có khi mới hình thành và chính những thiên thạch chứa đầy nước đã va vào Trái đất, giúp hình thành nên các đại dương.
Trước đó, Farihi đã công bố một bản nghiên cứu về các hệ thống nhiều carbon có thể có sự sống. Ông và đồng nghiệp đã "để mắt" tới ngôi sao GD 61 này sau khi các đồng nghiệp của họ phát hiện ra nó có chứa rất nhiều oxy. Sau khi tính toán số lượng các phân tử oxy kết hợp với silicon, magnesium, sắt, calcium, nhôm và các nguyên tố khác, họ phát hiện ra rằng lượng phân tử oxy còn lại khá nhiều.
Lượng oxy thừa có thể kết hợp với carbon để tạo thành khí carbon dioxide, trong khi GD 61 lại rất ít carbon. Đây là lý do khiến các nhà khoa học tin rằng oxy kết hợp với hydro và tạo ra rất nhiều nước.