1. Nhận ra bạn đã "check" điện thoại bao nhiêu lần một ngày. Checky là một ứng dụng có thể "đếm" số lần bạn sử dụng smartphone một ngày. Nếu bạn xem điện thoại đến 300 lần một ngày thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.2. Đặt một mục tiêu thực tế: Tiếp theo, bạn nên đặt một mục tiêu thực tế cho bản thân, ví dụ như mỗi lần dùng smartphone không quá 15 phút hay một ngày không quá 90 phút chẳng hạn. Để giúp quá trình thực hiện các mục tiêu này... minh bạch hơn, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của ứng dụng Moment.3. Lập danh sách những việc cần làm và... không "check" mạng xã hội cho đến khi thực hiện xong chúng. 4. "Dẹp bỏ" thông báo trên điện thoại. Các ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và ứng dụng tin tức hay gửi thông báo (notifications) cho bạn. Hãy tắt thông báo đi để tránh xao nhãng công việc.5. Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội . Nguyên nhân khiến bạn "nghiện" điện thoại chắc chắn là do sức cuốn hút của các mạng xã hội. Hãy bắt đầu dần thoát khỏi điều này bằng cách tập cho mình thói quen không cập nhật Facebook vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày. 6. Xóa bỏ ứng dụng mạng xã hội ra khỏi smartphone . Nếu bạn dũng cảm hơn, hãy xóa bỏ ứng dụng mạng xã hội khỏi chiếc điện thoại của mình. Hoặc không ít nhất hãy đăng xuất ra khỏi mạng xã hội sau khi sử dụng chúng.7. Hãy mang theo một cuốn sách. Hãy tìm cho mình một lý do cho việc không muốn sử dụng điện thoại nhiều nữa bằng cách tạo cho mình một sở thích thú vị hơn và đọc sách có thể là một trong số đó.8. Hãy tắt chuông điện thoại trong các cuộc hẹn và hạn chế tối đa sử dụng chúng 9. Không mang điện thoại... vào nhà vệ sinh. Thói quen này đối với nhiều người có thể khó bỏ qua nhưng thay vì mang theo điện thoại, bạn có thể mang theo một cuốn sách để quen dần.10. Tránh để điện thoại trong phòng ngủ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng từ màn hình điện thoại hay tablet không những làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn có thể làm bạn ủ rũ và buồn ngủ hơn vào hôm sau. 11. Đừng mang điện thoại vào những cuộc họp hoặc sử dụng máy trong lớp học. Sử dụng bút và giấy thay vì ghi chép bằng điện thoại trong những cuộc họp hay lớp học là một biểu hiện của việc bạn tôn trọng người nói hơn.12. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang lái xe . Vì sự an toàn của mình và cả của những người tham gia giao thông khác, bạn không nên sử dụng điện thoại khi đang đi trên đường. Trong trường hợp cần thiết, hãy dừng xe đúng nơi quy định để nghe điện thoại hoặc trả lời tin nhắn.
1. Nhận ra bạn đã "check" điện thoại bao nhiêu lần một ngày. Checky là một ứng dụng có thể "đếm" số lần bạn sử dụng smartphone một ngày. Nếu bạn xem điện thoại đến 300 lần một ngày thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng.
2. Đặt một mục tiêu thực tế: Tiếp theo, bạn nên đặt một mục tiêu thực tế cho bản thân, ví dụ như mỗi lần dùng smartphone không quá 15 phút hay một ngày không quá 90 phút chẳng hạn. Để giúp quá trình thực hiện các mục tiêu này... minh bạch hơn, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của ứng dụng Moment.
3. Lập danh sách những việc cần làm và... không "check" mạng xã hội cho đến khi thực hiện xong chúng.
4. "Dẹp bỏ" thông báo trên điện thoại. Các ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội và ứng dụng tin tức hay gửi thông báo (notifications) cho bạn. Hãy tắt thông báo đi để tránh xao nhãng công việc.
5. Giảm thời gian sử dụng mạng xã hội . Nguyên nhân khiến bạn "nghiện" điện thoại chắc chắn là do sức cuốn hút của các mạng xã hội. Hãy bắt đầu dần thoát khỏi điều này bằng cách tập cho mình thói quen không cập nhật Facebook vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày.
6. Xóa bỏ ứng dụng mạng xã hội ra khỏi smartphone . Nếu bạn dũng cảm hơn, hãy xóa bỏ ứng dụng mạng xã hội khỏi chiếc điện thoại của mình. Hoặc không ít nhất hãy đăng xuất ra khỏi mạng xã hội sau khi sử dụng chúng.
7. Hãy mang theo một cuốn sách. Hãy tìm cho mình một lý do cho việc không muốn sử dụng điện thoại nhiều nữa bằng cách tạo cho mình một sở thích thú vị hơn và đọc sách có thể là một trong số đó.
8. Hãy tắt chuông điện thoại trong các cuộc hẹn và hạn chế tối đa sử dụng chúng
9. Không mang điện thoại... vào nhà vệ sinh. Thói quen này đối với nhiều người có thể khó bỏ qua nhưng thay vì mang theo điện thoại, bạn có thể mang theo một cuốn sách để quen dần.
10. Tránh để điện thoại trong phòng ngủ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ánh sáng từ màn hình điện thoại hay tablet không những làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn có thể làm bạn ủ rũ và buồn ngủ hơn vào hôm sau.
11. Đừng mang điện thoại vào những cuộc họp hoặc sử dụng máy trong lớp học. Sử dụng bút và giấy thay vì ghi chép bằng điện thoại trong những cuộc họp hay lớp học là một biểu hiện của việc bạn tôn trọng người nói hơn.
12. Tuyệt đối không sử dụng điện thoại khi đang lái xe . Vì sự an toàn của mình và cả của những người tham gia giao thông khác, bạn không nên sử dụng điện thoại khi đang đi trên đường. Trong trường hợp cần thiết, hãy dừng xe đúng nơi quy định để nghe điện thoại hoặc trả lời tin nhắn.