Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nguy cơ gây biến dạng não người từ việc sử dụng màn hình cảm ứng trên điện thoại thông minh. Thậm chí nếu dành quá nhiều thời gian bên chiếc smartphone của mình, chức năng hoạt động của não cũng có thể bị thay đổi.
Cụ thể, vùng chi phối cảm giác xúc giác (somatosensory cortex) ở não bộ của những tín đồ sẽ to hơn và điều khiển hoạt động tốt hơn bình thường.
Các nhà khoa học cũng tin rằng những liên kết giữa việc điều khiển các bộ phận từ bộ não và bộ phận được điều khiển là các ngón tay sẽ trở nên rõ ràng hơn nếu bạn "vuốt, chạm" nhiều trên chiếc điện thoại của mình. Điều này có nghĩa rằng bộ não của chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi, thích nghi theo từng hoàn cảnh.
Một nhóm nghiên cứu của Thụy sĩ đã lập ra cuộc thí nghiệm bao gồm 37 tình nguyện viên với 11 người trong số sử dụng điện thoại thông thường với những phím bấm vật lý cổ xưa và 27 người dùng điện thoại màn hình cảm ứng hiện đại.
Theo dõi sóng não của những người, người ta phát hiện rằng 27 người dùng smartphone có sóng mạnh hơn và điều chỉnh vùng chi phối cảm giác xúc giác phát triển hơn nhóm 11 người còn lại.
Tiến sĩ Ghosh thuộc trường đại học Zurich đã cho rằng "những vận động của ngón tay trên màn hình cảm ứng khá tương đồng với sự tái tập hợp của lớp vỏ não" và ông thực sự "cảm thấy ngạc nhiên" về sự tương đồng này.
Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng những sự thay đổi của bộ não có thể dẫn đến những cơn đau mãn tính, chứng giật gân hay những xáo trộn về hoạt động khi smartphone đã khiến cho tay của chúng ta làm những động tác khác với bình thường.
Cần có thêm những nghiên cứu kỹ càng hơn trong tương lai về vấn đề này để hạn chế rủi ro và đưa ra thêm những ứng dụng mới hơn về việc thay đổi tần số sóng não và phát triển não bộ nhờ những hoạt động của bàn tay chúng ta.