Mới đây, câu chuyện về cô giáo trẻ 9x không hề quản ngại vất vả, vẫn âm thầm băng rừng vượt suối để "cõng" con chữ lên vùng cao đã khiến cộng đồng mạng quan tâm, cảm phục và khen ngợi.
Cô giáo được nhắc đến trong bài viết này là cô Diệu Linh, sinh năm 1998, hiện đang công tác tại trường Mầm non Bình Minh, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Cô giáo trẻ này đã không ngại khó khăn, đường trơn trượt, lầy lội để đến với những trẻ em vùng cao trong những ngày thời tiết biến chuyển vào cuối tháng 9.
|
Cô giáo Diệu Linh và học sinh. |
Theo chia sẻ của Diệu Linh, thời điểm cô giáo vượt núi đem con chữ, khu vực Tây Bắc bất ngờ biến nhiều cung đường vùng cao bình thường đã cheo leo nay lại càng thêm gập ghềnh, dốc núi lầy lội, trơn trượt hơn bao giờ hết, hễ trời mưa là đường khó đi hơn rất nhiều.
Vì đường gồ ghề, khó đi lại trơn trượt bởi những đầm lầy nên cô giáo Diệu Linh đã ngã lên ngã xuống không ít lần, "chẳng biết làm thế nào cứ ngồi cầm điện thoại gọi cho mẹ khóc, chỉ muốn về nhà. Nhưng nghĩ lại, giờ về cũng không được, đã cố thì cố cho trót nên đành cố gồng mình dựng xe lên, dắt đi tiếp, đi mãi rồi cũng đến" - Diệu Linh tâm sự.
|
Con đường đi dạy mỗi ngày của cô giáo Diệu Linh. |
Dù gặp không ít khó khăn, nhưng với động lực muốn đem con chữ lên cho trẻ em vùng cao nên Diệu Linh đã chấp nhận rời thành thị phồn hoa, đủ đầy để lên dạy học cho các em nhỏ miền núi, chẳng ngại những bữa cơm thiếu thịt thiếu cá, những giấc ngủ trằn trọc âu lo,...
Hiện tại, cô giáo trẻ 9x này đã đi dạy được 2 năm, ở lâu dần cũng thành quen Diệu Linh đã phải tự thích nghi với hoàn cảnh khi quãng đường từ di chuyển từ nhà đến trường tầm khoảng 40km, một nửa quãng đường đó là đường đất.
|
Cô phải chế loại xích đặc biệt để đi được trên địa hình tại đây. |
Hành trình cô giáo vượt khó đi dạy bắt đầu từ 5h sáng, tới tận 9 giờ sáng. Để tránh bị ngã vì đường quá nhiều bùn đất lầy lội, Linh đã tự chế ra xích vào bánh xe mới có thể tiếp tục vượt qua những con dốc khó nhằn như vậy. Nhưng những khó khăn đó cũng không khiến cô chùn bước mà càng thôi thúc cô giáo trẻ nhanh đến điểm trường hơn.
Song song với đường đi khó khăn, cuộc sống nơi đây của cô giáo Linh cũng thiếu thốn không kém., cô giáo phải tự túc nấu cơm bằng bếp củi, điện nước lúc có lúc không. Vốn sinh ra ở vùng cao nên Linh đã thấu hiểu được cuộc sống khó khăn của trẻ em ở đây nên càng yêu thương chúng hơn.
|
Diệu Linh rất yêu thương học sinh của mình. |
Các em nhỏ ở trường đều rất ngoan ngoãn, nghe lời cô. Tuy nhiên, vì các em đa số là người dân tộc khác nên việc giao tiếp có những lúc không dễ dàng. Còn bạn bè đồng nghiệp thì cực thân thiện, luôn giúp đỡ quan tâm nhau, trao đổi nhiều kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Cô giáo Diệu Linh cho biết, hồi đầu mới lên cô từng bị stress vì tiếng học sinh khóc, vì hoàn cảnh chưa kịp thích nghi, thậm chí có lần cô còn tắm cho học sinh vì có em mấy ngày chưa được tắm rửa gì. Vậy mà thấm thoắt đã 2 năm trôi qua, mọi thứ ở nơi đây đối với Linh đã dần ổn định, cô càng thêm yêu nghề, yêu công việc của mình và hơn thế nữa là sự nhiệt huyết khi "cõng" con chữ đến trẻ em miền núi càng tăng lên mãnh liệt.
Mời quý độc giả đón xem thêm video: Câu chuyện cảm động về những cô giáo vùng cao - Nguồn: VTV24