Thu phí tham quan “cây thông cô đơn” như trạm BOT, dân mạng nói gì?

Google News

(Kiến Thức) - Sự việc lập chốt thu phí, không cung cấp dịch vụ đi kèm tại điểm tham quan "cây thông cô đơn" tại Đà Lạt khiến dân mạng khá chú ý và đưa ra những ý kiến riêng của mình.

Thời gian vừa qua, báo chí liên tục đưa tin về việc lối mòn dẫn vào địa điểm "cây thông cô đơn" Đà Lạt đã bị Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà phối hợp Công ty LAAN lập chốt chặn thu vé du khách.
Cụ thể, nếu du khách nào có nhu cầu vào địa điểm "cây thông cô đơn" Đà Lạt buộc phải mua vé với giá 40.000 đồng/ người lớn và 20.000 đồng/ trẻ em. Dù đã tổ chức bán vé nhưng đơn vị thu tiền lại không cung cấp bất cứ dịch vụ nào ngoài xe chuyên chở được làm từ máy cày và xe kéo theo dạng "móc xích" để vào vị trí có cây thông.
Thu phi tham quan “cay thong co don” nhu tram BOT, dan mang noi gi?
 
Như đã biết, địa điểm "cây thông cô đơn" khá nổi tiếng tại Đà Lạt sau khi xuất hiện trên trên phim ảnh cũng như trong các MV ca nhạc. Chính bởi cảnh đẹp, nơi đây thu hút được khá nhiều các bạn trẻ lui tới để chụp ảnh và tận hưởng không khí trong lành.
Sau khi thông tin, thăm "cây thông cô đơn" phải mất tiền, các dân mạng đã đưa ra những ý kiến trái chiều của riêng mình. Đa phần bạn trẻ đều cho rằng việc lập chốt bán vé này khá vô lý và cần phải dẹp bỏ.
Thu phi tham quan “cay thong co don” nhu tram BOT, dan mang noi gi?-Hinh-2
 Ảnh: Tuổi Trẻ Online
Chia sẻ trên fanpage du lịch trên MXH, nickname Đ.T bình luận: "Các bên tổ chức chốt chặn đường buộc du khách phải mua vé đến một địa điểm thiên nhiên nổi tiếng và quen thuộc là rất vô lý.
Có thể bán vé nhưng chỉ bán vé cho những dịch vụ mà các bên cung cấp, ở đây cụ thể là những xe cơ giới chuyên chở khách. Đối với khách đi xe máy, ôtô cũng có thể cấm vì lý do an toàn.
Còn đối với khách đi bộ theo đường rừng thì không thể cấm vì rừng rõ ràng không phải là tài sản của riêng một đơn vị nào".
Thu phi tham quan “cay thong co don” nhu tram BOT, dan mang noi gi?-Hinh-3
 
Còn nickname L.D bình luận: "Đừng tận thu như thế. Đừng tìm mọi cách để bán vé. Mình mới đi Đà Lạt về và hầu như muốn vào chơi chỗ nào đều phải mất tiền mua vé. Đà Lạt không khác gì cái BOT. Cây thông giữa đồi vắng cũng chặn đường thu tiền.".
Bên cạnh những ý kiến không đồng tình thì nhiều dân mạng khác lại ủng hộ việc chặn đường thu vé vào "cây thông cô đơn".
Đơn cử như nickname V.N bình luận: "Có nhiều bạn đến đó mang đồ ăn thức uống, xả rác bừa bãi, hủy hoại môi trường thì ai là người dọn cho các bạn, giá như ai cũng có ý thức ăn xong rồi dọn rác thì sẽ khác, thu tiền cũng để tri trả tiền nhân công dọn rác với bảo vệ môi trường".
Còn nickname H.N bình luận: "Cây thông đã hết cô đơn vì đã có "chủ". Đường này do ta mở, cây này do ông ta trồng, muốn xem phải nộp tiền".
Thu phi tham quan “cay thong co don” nhu tram BOT, dan mang noi gi?-Hinh-4
 
Về phía cơ quan quản lý,theo đại diện Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, "cây thông cô đơn" thuộc địa phận của vườn và Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đã liên kết với Công ty LAAN cùng thực hiện việc bán vé, thu tiền.
Khoảng 20% lợi nhuận đạt được sẽ dành cho ngân sách, Công ty LAAN có trách nhiệm tổ chức các dịch vụ cắm trại, vận chuyển cung cấp thức ăn, nước uống khi khách có nhu cầu.
Trong khi đó, UBND huyện Lạc Dương xác nhận khu đất có cây thông nói trên nằm trong giới phận của khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng thuộc huyện Lạc Dương và nghiễm nhiên khu đất này thuộc lâm phần quản lý của huyện Lạc Dương.
UBND huyện Lạc Dương cho rằng Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà tổ chức liên kết khai thác, bán vé không đúng theo quy định. Huyện sẽ báo cáo với UBND tỉnh Lâm Đồng để có hướng xử lý.
Thiên Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)