|
Giới trẻ nghĩ sao vào việc "share" tiền trong các cuộc chơi? Ảnh minh hoạ. |
Trong nhiều mối quan hệ, vấn đề tiền bạc trong những cuộc đi chơi luôn nhạy cảm. Nó không chỉ dừng lại ở những quan hệ giữa bạn bè hay các mối tình.
Vấn đề "share" tiền như thế nào để không ngại ngùng hay mất lòng nhau là điều nhiều người quan tâm. Đặc biệt với các bạn trẻ Gen Z khi họ là những người mới bước vào đời và tiền nong chưa qua rủng rỉnh.
Sòng phẳng cho thoải mái
Sòng phẳng trong chuyện "share" tiền từ bạn bè đến người yêu được xem là "thần chú" của nhiều người trẻ. Họ cho rằng đây là cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người yêu và bạn bè của mình.
|
Với nhiều bạn trẻ, câu chuyện "share" tiền sòng phẳng sẽ giúp mối quan hệ lâu dài. Ảnh minh hoạ. |
Cụ thể, cô nàng Thu Hà (23 tuổi, Hà Nội) cho hay: "Mỗi lần hẹn hò, mình luôn “Share, share và share". Chuyện tiền bạc mà không rõ ràng dễ gây ấm ức lắm. Với người yêu, vào các dịp đặc biệt như nhận lương mình sẽ đãi và anh cũng vậy. Còn đi ăn, đi chơi mỗi ngày tụi mình vẫn thích chia tiền. Cảm giác như vậy thật thoải mái, mình nghĩ yêu nhau mà để bạn trai trả hết không hay lắm”.
Còn đối với những mối quan hệ là bạn bè, Thu hà cho rằng đây là trường hợp có thể linh động và phải uyển chuyển để tránh có ánh mắt khác về nhau. Cụ thể, cô nàng chia sẻ quan điểm: "Gặp một người bạn cũ mình sẽ mời, nhưng nếu đi đông thì dù là hội thân chí cốt hay mới quen, mình vẫn luôn hô hào mọi người chia đều.
Thậm chí, mình còn từ chối nếu ai đó đòi trả vì thấy tội bạn. Mình ghét nhất chuyện cố tình gài người khác phải gánh team, ai làm thế là mình chê nha, không sang xí nào".
"Share" tiền không ngại, ngại đi đòi tiền
Là Gen Z "xịn", Hoàng Anh (20 tuổi, TP HCM) cho rằng việc chia tiền khi gặp mặt là chuyện đương nhiên. “Thế hệ phụ huynh của tụi mình có hơi sốc khi bạn bè mình đi ăn, đi chơi đều góp tiền nhưng mình đã giải thích đó là chuyện bình thường, tụi mình vẫn thấy vui và cảm giác không ai nợ ai cả”.
|
Ảnh minh hoạ. |
Trong mọi cuộc chơi nếu có ai đó đại diện trả tiền trước, bạn sẽ chủ động chuyển phần tiền của mình khi về nhà. Tuy nhiên, vẫn có nhiều đối tượng chẳng hiểu do vô tình hay cố ý mà quên đi nghĩa vụ "share" tiền.
Mẹo nhỏ để cách share tiền khi đi ăn, bao sòng phẳng
1. Đi ăn với khách hàng: Ai mời người đó trả, được biệt là nếu bạn mời khách hàng đi ăn thì nên chủ động trả cho bữa ăn đó. Đó là một phép lịch sự trong kinh doanh.
2. Đi ăn với người yêu: Chị em chúng mình thường nghĩ, chắc chắn đàn ông phải trả tiền rồi. Vừa đúng, cũng vừa sai, thời buổi này nam nữ bình đẳng rồi. Nếu đàn ông trả chầu này, phụ nữ nên chủ động trả chầu khác, như vậy sẽ hợp lòng cả 2. Tuy nhiên, cá nhân mình nghĩ nếu đó là buổi hẹn đầu tiên, đàn ông nên đứng ra mời người phụ nữ.
3. Đi ăn với bạn bè: Ừm, bạn bè thì dễ rồi, còn tùy thuộc vào độ thân thiết nữa. Tuy nhiên thường bạn bè đi ăn tất cả nên share đều ra là hợp lý. Mặc dù tụi bạn cũng hay nói "bao thì đi".
4. Đi ăn với người lớn: Người lớn nên "khao'' người chưa trưởng thành. Nếu bạn mời người lớn trong gia đình đi ăn, ví dụ như mời bố mẹ thì những người nhỏ trong gia đình nên hùn nhau để trả cho bữa ăn đó.
5. Đi ăn với đồng nghiệp: Chia đều là phải đạo rồi đó, khỏi có lăn tăn :v
6. Đi ăn sinh nhật: Nếu chủ tiệc là người chủ động mời, chủ tiệc là người trả tiền nhưng mọi người phải mang theo quà, bánh,...Hoặc nếu không đem quà bánh, hãy chủ động cùng chủ tiệc share tiền. Còn nếu mọi người chủ động mời người có sinh nhật đi ăn, bạn sẽ phải trả tiền vì đó là phép lịch sự.
7. Đi ăn với sếp: Thường sếp sẽ là người trả tiền, nhưng vì phép lịch sự bạn cũng có thể chủ động chi trả cho bữa ăn đó. Nếu sếp cởi mở, cả 2 cũng có thể chia tiền như những người bạn.
8. Hẹn hò 2 đôi: 2 đôi chia tiền đều, sòng phẳn.