Olympic Tokyo: VĐV Việt Nam chịu cảnh "thắng tung hô, thua miệt thị"

Google News

Sau hàng loạt những thất bại tại Olympic Tokyo, hàng loạt những VĐV Việt Nam được kỳ vọng sẽ có cơ hội tranh chấp huy chương cùng rơi vào cảnh đáng buồn là "thắng tung hô, thua miệt thị" đến từ chính NHM nước nhà.

Những ngày qua, thông tin về đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo liên tục được NHM cập nhật. Dạo qua một số diễn đàn chuyên cập nhật những tin tức thể thao và Olympic Tokyo 2020, khi nhận thông tin về thành tích thi đấu của các VĐV Việt Nam, phản ứng của nhiều NHM đó là thể hiện sự thất vọng, mắng mỏ... thậm chí là hạ thấp các chiến tích mà các VĐV nước từng lập nên ở các kỳ Thế vận hội mùa hè trước.
"Thắng tung hô, thua miệt thị"
Cụ thể, nhìn vào trường hợp của Tiến Minh niềm hy vọng có huy chương của Việt Nam tại môn cầu lông sân chơi Olympic. Sau khi để thua ngay trận đầu khá chóng vánh trước tay vợt thứ 3 thế giới là Anders Antonsen, nhiều người đã gửi đến VĐV 38 tuổi của Việt Nam những lời khá nặng nề như: "Hết thời rồi, già rồi, ở nhà cho lứa trẻ đi, đi tốn tốn tiền thuế của nhân dân…".
Olympic Tokyo: VDV Viet Nam chiu canh
 Tiến Minh tuổi cao vẫn phải gồng gánh cầu lông Việt Nam tại sân chơi Thế vận hội mùa hè.
Nhưng thử hỏi rằng những người đưa ra những lời chỉ trích cho sự thất bại của Tiến Minh đã nhìn vào khía cạnh sau đây chưa?. Đầu tiên, năm nay tay vợt của Việt Nam đã bước sang tuổi 38. Các đối thủ của anh cũng là các tay vợt hàng đầu thế giới như Lin Dan, Lee Chong Wei… đã giải nghệ. Còn với Tiến Minh, anh vẫn phải gồng gánh nền cầu lông nước nhà khi các HLV chưa tìm ra được những gương mặt trẻ đủ tài để thử sức tại sân chơi đỉnh cao của thế giới. Chưa hết, đối thủ của Tiến Minh trong trận mở màn ở Olympic Tokyo là Anders Antonsen hiện đứng thứ 3 thế giới và sở hữu sức trẻ khi kém VĐV Việt Nam đến 14 tuổi.
Không chỉ có Tiến Minh, một VĐV khác từng mang về huy chương Olympic cho thể thao Việt Nam cũng rơi vào cảnh "thắng tung hô, thua miệt thị" là Hoàng Xuân Vinh. Xạ thủ Việt Nam bị chính NHM nước nhà trách móc khi thất bại và không bảo vệ được tấm HCV từng giành được tại Olympic Rio 2016.
Thậm chí, đáng buồn hơn nhiều người còn hạ thấp xạ thủ Hoàng Xuân Vinh bằng những cụm từ như: "Thành tích ăn may, thành tích đoạt huy chương vàng là một... tai nạn, quá nhục nhã cho đương kim vô địch..."
Ngừng miệt thị VĐV Việt Nam khi chưa biết Olympic là gì
Đấu trường Olympic là nơi tập trung những VĐV mạnh nhất thế giới đến từ những cường quốc thể thao và NHM Việt Nam cũng nên định hình lại rằng nền thể thao nước nhà vẫn còn khiêm tốn. Có thể, tại sân chơi khu vực như SEA Games... Việt Nam có thể "diễu võ dương oai" nhưng Olympic là biển lớn và chúng ta vẫn còn nhỏ bé, điều cần có là sự khiêm nhường, cọ xát, học hỏi, điều chỉnh để có được sự thành công trong tương lai.
Olympic Tokyo: VDV Viet Nam chiu canh
Hoàng Xuân Vinh người Việt Nam đầu tiên có HCV Olympic.
Thực trạng đáng buồn đó là một bộ phận NHM không hiểu hoặc từ chối việc hiểu về tầm cỡ của sân chơi Olympic và vị thế của thể thao Việt Nam để rồi buông ra những lời làm tổn thương, hạ thấp những người đang dành cả thanh xuân, mồ hôi, công sức chiến đấu vì danh dự Tổ Quốc.
Trước khi chiến thắng, chúng ta phải làm quen với những thất bại. Bởi vậy, ông cha ta mới có câu nói: "Thất bại là mẹ thành công". Trước khi bước được lên được bục vinh quang thì những thất bại để thể thao Việt Nam có thể làm lại và điều chỉnh trong lần sau.
Vậy nên để kết bài, người viết xin dùng lại 1 câu nói nổi tiếng trong giới thể thao mà ai cũng biết đó là: "Nếu bạn không bên cạnh chúng tôi khi thất bại thì đừng bao giờ tung hô khi chúng tôi thành công".
Thiên Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)