Lần đầu tìm nhà trọ, nhất định không bỏ lỡ những bí kíp này!

Google News

Bên cạnh niềm vui khi bước chân vào ngôi trường đại học mơ ước, những tân sinh viên xa nhà cũng phải đối mặt với “cơn khủng hoảng đầu tiên” mang tên: Tìm phòng trọ.

Muốn sành sỏi phải hỏi “thổ địa”
“Không biết bắt đầu từ đâu” là tình trạng chung của nhiều bạn trong lần đầu tiên đi tìm phòng trọ. Ngoài việc không thông thuộc đường xá, chúng mình còn phải tìm câu trả lời cho “mười vạn câu hỏi” để tìm được phòng trọ ưng ý: Khu vực nào có nhiều phòng trọ tốt, giá có hợp lý không, có thuận tiện cho việc đi lại của mình không…
Bạn Thanh Hiền (Thái Nguyên) chia sẻ: “Dù đã được chỉ dẫn một khu vực có khá nhiều phòng trọ gần trường, tớ và bạn thân vẫn mất tới 3 tiếng đồng hồ đi lòng vòng trong ngõ, vào từng nhà treo biển cho thuê phòng mới tìm được chỗ ở ưng ý”.
Lan dau tim nha tro, nhat dinh khong bo lo nhung bi kip nay!
Việc tìm phòng trọ trở nên dễ dàng hơn nếu có một “thổ địa” am hiểu về khu vực muốn thuê trọ. 
Ngoài ra nếu có thể, đi thuê trọ trực tiếp cùng những “thổ địa” này sẽ giúp bạn hạn chế được rủi ro đến từ việc thiếu kinh nghiệm, chẳng hạn như bị lừa tiền đặt cọc. Cùng với đó, họ cũng có thể đánh giá tốt hơn bạn mức độ tương xứng giữa điều kiện phòng trọ và số tiền bạn bỏ ra thuê nó.
Nếu phải tự mình tìm phòng qua các trang mạng, bạn nên tham khảo những trang uy tín như phongtro123.com, thuephongtro.com hoặc các trang facebook đăng tin tìm trọ sinh viên… Lưu ý là chỉ chú ý đến những bài đăng có ảnh, thông tin về giá và tiện ích phòng trọ rõ ràng. Bạn cũng nên xác thực số điện thoại chủ nhà và gọi điện hỏi một vài thông tin cần thiết trước khi đến xem phòng.
Cân nhắc kĩ tiêu chí lựa chọn
Ngoài mức giá phòng trọ, các tân sinh viên cũng nên xem xét kỹ các tiêu chí dưới đây trước khi quyết định thuê phòng:
An ninh: Các “tân binh” lưu ý không nên chọn ở những khu vực quá vắng vẻ hoặc gần nơi có tệ nạn. Ngoài ra, an ninh của một phòng trọ còn phụ thuộc vào việc nhà có chung chủ, có các thiết bị bảo vệ hay không, dân cư xung quanh và những người ở khu trọ như thế nào.
Lan dau tim nha tro, nhat dinh khong bo lo nhung bi kip nay!-Hinh-2
 Khi đến xem phòng, bạn có thể quan sát xung quanh để hiểu rõ hơn về tình trạng an ninh khu trọ. (Ảnh minh họa)
Chất lượng phòng: Có rất nhiều tiêu chí đánh giá một căn phòng như diện tích, độ ẩm mốc, tường có bị nứt hay dột vào mùa mưa... Nhưng một phòng trọ đạt chất lượng tối thiểu phải đảm bảo vấn đề nguồn nước và việc sử dụng công trình vệ sinh.
Ngoài ra, nếu không cân nhắc kỹ, việc dùng chung nhà vệ sinh cũng sẽ là một bất tiện với nhiều bạn lần đầu đi ở trọ. Ngọc Hải (Hà Nội) kể: “Điểm trừ duy nhất khiến tớ chuyển trọ là phải dùng chung nhà vệ sinh với một bạn nam phòng bên cạnh. Việc sử dụng khá bất tiện khi phải chờ nhau, bạn ấy nhiều lúc cũng không có ý thức dọn dẹp khi dùng xong khiến tớ cảm thấy rất khó chịu”.
Lan dau tim nha tro, nhat dinh khong bo lo nhung bi kip nay!-Hinh-3
 Căn phòng trọ gây bão mạng vì chất lượng phòng không hề tương xứng với số tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà: Bạn cần thẳng thắn trao đổi với người cho thuê trọ về tiền phòng, tiền điện nước, nội quy, phụ phí và những điều khoản trong hợp đồng thuê nhà trước khi đặt bút ký. Đừng sợ hay ngại khi trao đổi, vì đó là việc đảm bảo lợi ích cho cả hai bên và tránh những rắc rối về sau, như trường hợp của Quỳnh Đan (Hà Nội). Giá phòng trọ cũ của Đan đột ngột tăng 900.000 mỗi tháng vì lắp thêm điều hòa khiến nhiều người phải chuyển đi, trong khi đây là điều khoản không có trong hợp đồng đã ký.
Cởi mở và thẳng thắn - bí kíp tìm bạn cùng phòng như ý
Ở ghép với một vài người để “nhẹ gánh” chi phí và cùng nhau trải qua quãng đời sinh viên là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên trong thực tế, việc tìm bạn cùng phòng không phải dễ dàng. Thậm chí, có rất nhiều người đôi bạn đã “đường ai nấy đi” sau khi về chung một nhà.
Lan dau tim nha tro, nhat dinh khong bo lo nhung bi kip nay!-Hinh-4
 Tìm được bạn cùng phòng có tính cách tương đồng trong mọi việc, không bao giờ xích mích gần như là không thể.
Phạm Hường (Hải Dương) chia sẻ: “Mình ở chung với một bạn cùng lớp. Ban đầu thì rất vui vẻ, nhưng về sau mới thấy bọn mình có quá nhiều thói quen trái ngược trong việc ăn uống, dọn vệ sinh nhà cửa. Mình đành chuyển đi và sau đợt đấy cũng tránh mặt bạn luôn”.
Lời giải cho bài toán khó này chính là “mất lòng trước được lòng sau”. Bạn phải trao đổi thẳng thắn với bạn cùng phòng, đặc biệt là những người bạn ở ghép mới quen về thói quen và mong muốn của cả hai khi ở chung. Từ đó, hãy cố gắng tôn trọng và chấp nhận những khác biệt của đối phương trong một mức độ nhất định để quãng thời gian ở chung được vui vẻ.
Biết đâu chính những khác biệt của hai bạn sẽ bù trừ cho nhau và khiến bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn đấy!
Theo Hiền Vũ/Hoa Học Trò

>> xem thêm

Bình luận(0)