Sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Đức Duy theo học ngành Nấu ăn, Trường dạy nghề Nấu ăn tại Khâm Thiên. Nhưng bởi công việc không mấy phù hợp nên sau khi nhận thức lại anh thấy Y học là một nghề vô cùng cao quý và mong muốn bản thân, gia đình được mạnh khỏe, Đức Duy đã quyết định theo đuổi nghề Y. Thật may mắn, gia đình đã luôn bên cạnh, ủng hộ cho anh trên con đường đi tới nghề cao quý ấy.
Đức Duy bộc bạch: “Trong quá trình học tập tại Trường Trung cấp Y Dược Lê Hữu Trác mình gặp không ít những khó khăn, nào là bản thân thiếu dụng cụ y tế vì nhà trường chỉ cung cấp một phần nào đó để sinh viên như mình có thể học và làm thực hành, hay đôi khi quá mệt mỏi với lượng kiến thức dày đặc của ngành Y học Cổ truyền. Bên cạnh đó, mỗi lúc học tập và thực hành có những khi mình cùng các bạn sinh viên khác phải chịu đau để làm thí nghiệm thử cảm giác điều trị cho bệnh nhân sẽ như thế nào để từ đó điều chỉnh cho phù hợp.”
|
Phạm Đức Duy (sinh năm 1993) hiện là bác sĩ chuyên khoa Y học Cổ truyền tại Phòng khám Lê Hùng ở Ngụy Như Kon Tum, Hà Nội.
|
Sau khi tốt nghiệp, Đức Duy đã không ngừng nỗ lực học hỏi, tự bản thân đi tìm kiếm những phòng khám chất lượng trên Hà Nội như: Phòng khám Thiệu Khang Đường, Phòng khám Hoàng Gia, Phòng khám Nguyễn Hữu Toàn, Phòng khám Vượng Y Đường, Phòng khám Bác sĩ thể thao Nguyễn Trọng Thủy, Phòng Khám Lê Hùng,... và có thời gian anh công tác tại Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Hà Nội để phát triển tay nghề và kiến thức chuyên môn, qua đó tìm đúng bệnh và căn nguyên gây bệnh để đưa ra phác đồ điều trị người bệnh đúng cách, hiệu quả nhất.
“Lúc mới vào nghề, trong quá trình làm việc mình không tránh khỏi những lúc run tay. Mình run vì sợ làm bệnh nhân đau hoặc có những khi mệt mỏi vì làm việc quá sức. Nhiều lúc áp lực, stress mình muốn bỏ cuộc nhưng tình yêu nghề và luôn may mắn có được những người bạn trong nghề động viên lẫn nhau để vượt qua những lúc căng thẳng, mệt mỏi như vậy” – anh chia sẻ.
|
Bác sĩ Duy với phương châm chữa bệnh, cứu người là làm điều tốt, giúp ích cho người, cho đời.
|
Với phương châm chữa bệnh, cứu người là làm điều tốt, giúp ích cho người, cho đời. Bác sĩ Duy luôn tâm niệm, khi làm cho người khác khoẻ mạnh cũng chính là niềm vui của mình. Vì sức khỏe là vàng, có lúc còn quý hơn vàng, bởi vàng có thể mua được nhưng sức khỏe một khi đã mất thì rất khó có thể bình phục. Với anh, nghề Y phải thật có đức, có tâm và thật vững về chuyên môn lẫn tay nghề. Nếu như làm việc mà tay nghề tốt nhưng không có tâm, có đức mà chỉ chăm chăm kiếm tiền thì mất đi phẩm hạnh của người làm Y vì từ xưa đến giờ, từ thời các cụ như danh Y Tuệ Tĩnh cho đến danh Y Lê Hữu Trác luôn đặt chữ Tâm lên làm đầu và đề cao quan niệm lương y như từ mẫu để lấy đó làm chuẩn mực.
Trong đợt dịch COVID – 19, bác sĩ Duy cùng toàn thể các bác sĩ ở phòng khám Lê Hùng đã hỗ trợ công tác phòng chống dịch, một cách xuất sắc. Từ việc hỗ trợ tiêm vaccine đến việc thực hiện tiêm vaccine cho mọi người dân vào thời điểm dịch bệnh đang bùng phát mạnh nhất vào tháng 8-9/2021 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
|
Trong đợt dịch COVID – 19, bác sĩ Duy cùng toàn thể các bác sĩ ở phòng khám Lê Hùng đã hỗ trợ công tác phòng chống dịch, một cách xuất sắc.
|
Chia sẻ về nét đặc thù nghề Y, bác sĩ Duy nói: “Mỗi ngành, mỗi nghề đều sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Như các ngành khác thì các bạn sẽ tốt nghiệp nhanh chỉ 4, 5 năm là sinh viên sẽ được ra trường nhưng đối với ngành Y thì ít nhất phải 6 năm các bạn mới có thể tốt nghiệp hệ Đại học. Hơn nữa, khi muốn hành nghề thì các bạn phải mất 18 tháng đi viện để có chứng chỉ. Làm Y thật căng thẳng, vất vả nhưng bù lại các bạn sẽ có nhiều đức tính khác mà không ngành nào có được. Học và làm Y các bạn sẽ trở nên kiên trì hơn, nhẫn nại trong từng việc. Đặc biệt hơn cả nếu làm Y thì gia đình các bạn sẽ có một bác sĩ trong nhà luôn thăm khám, tư vấn sức khỏe mỗi khi mọi người có vấn đề, giúp tiết kiệm được tiền bạc, thời gian đến gặp chuyên gia sức khỏe hay dinh dưỡng. Và mỗi người hãy luôn trau dồi kiến thức Y Khoa chú ý bảo vệ sức khỏe bản thân qua những chương trình truyền hình về sức khỏe cùng kiến thức chuyên khoa trên những trang sức khỏe tin cậy. Đọc và hiểu được những gì nên làm, phòng tránh sẽ đem đến cho bản thân mỗi người một sức khoẻ tốt nhất, tránh xa bệnh tật để luôn có một cơ thể khỏe mạnh.”
Để nâng cao tay nghề, bác sĩ Duy cũng như các bác sĩ khác luôn không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kinh nghiệm cùng những kiến thức không những ở trong sách, qua thực tế điều trị mà còn qua mạng xã hội. Vì thời buổi 4.0 này sẽ có nhiều kiến thức được chia sẻ trên mạng từ đó các bác sĩ có thể học hỏi được nhiều thứ bổ ích.
|
Bác sĩ Duy đã và đang cố gắng vững bước trên con đường gian truân với ngành Y học Cổ truyền.
|
Trải qua gần chục năm gắn bó, theo đuổi với nghề Y. Qua những phòng khám lớn nhỏ trên địa bàn Hà Nội và đã điều trị cho hàng trăm, hàng nghìn người khỏi bệnh trong Nam ngoài Bắc chủ yếu là bệnh cơ xương khớp và bệnh nhân hiếm muộn, bác sĩ Duy đã và đang cố gắng vững bước trên con đường gian truân với ngành Y học Cổ truyền. Chữa bệnh, điều trị cho người đang gặp khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo bằng những loại cây cỏ, hoa - nguồn nguyên liệu có sẵn trên khắp Việt Nam là ước mong mà bác sĩ Duy luôn tâm niệm trong những ngày tháng ngồi trên giảng đường. Hiện tại, khi đã ra hành nghề thì niềm thôi thúc đó vẫn luôn hiện diện trong trái tim, suy nghĩ của anh.