Cười “ná thở” trước đoạn hội thoại “teen-code” trong đề Văn

Google News

Mới đây, trong đề kiểm tra môn Văn giữa kì 2 của học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Gia Lai) có đoạn hội thoại đậm chất "teen-code" mà ai đọc xong cũng phải phì cười.

Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ được xếp vào loại khó học nhất thế giới, không chỉ khó bởi ngữ pháp, dấu câu mà mỗi ngữ cảnh lại dùng những từ ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn hay "sáng tạo" ra ngôn ngữ của riêng mình, khiến các bậc phụ huynh cảm thấy "lú" vì đọc không hiểu gì.
Mới đây, trong đề kiểm tra môn Ngữ văn giữa học kì 2 năm học 2020 - 2021 dành cho các bạn học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Gia Lai) đã có câu hỏi liên quan đến ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay, câu hỏi này được đưa ra dưới dạng tình huống để các bạn học sinh tự phân tích cũng như nêu quan điểm của mình.
Cuoi “na tho” truoc doan hoi thoai “teen-code” trong de Van
 
Cụ thể, đề bài đưa ra câu hỏi như sau:
"Đọc được tin nhắn của con gái đang học lớp 11 gửi một người bạn cùng trường, chị T.T.N.L (phường Tân Mai, TP. Biên Hoà) "choáng" với cả nội dung lẫn hình thức thể hiện. Tin nhắn con gái chị viết có nội dung như sau: "t* a lại nói vs e nt. A có bik la e pùn lắm k? We nên nghĩ l nhg j đã làm. We đã có 1 tg iu nhao r đẹp, jờ * lại nói vs nhao nhg lời k vui?". (Tại sao anh lại nói với em như thế. Anh có biết là em buồn lắm không? Chúng ta nên nghĩa lại những gì đã làm. Chúng ta có 1 thời gian yêu nhau rất đẹp, giờ sao lại nói với nhau những lời không vui?).
Em hãy nên những suy nghĩ của bản thân về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt lệch chuẩn của giới trẻ hiện nay.
Đề thi này được bạn Tô Thanh Thảo chia sẻ lên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của các bạn học sinh, sinh viên với hơn 16K lượt bày tỏ cảm xúc cùng hàng nghìn bình luận và chia sẻ. Nhiều bạn tỏ ra khá thích thú với đề tài này, có bạn thì lại băn khoăn không biết sẽ "giải quyết" câu hỏi này như thế nào.
- Xưa dùng teencode là để nhắn tin cho nhanh vì hồi đó toàn điện thoại bàn phím số. Bây giờ thời smartphone hết rồi ghi kiểu đấy khéo lại bị chê là "quê" đấy.
- Có khi nào câu hỏi nên đổi thành "Dịch lại đoạn hội thoại trên" không?
- Đọc xong đề có khi cũng là chuông báo hết giờ. Nếu không có "Viet-sub" thì chắc không dịch nổi luôn.
Theo Nhật Linh/hoahoctro

>> xem thêm

Bình luận(0)