Bộ ảnh giải oan cho kiến ba khoang, Gen Z xem chia 2 phe

Google News

Bài đăng khoa học nhưng gần gũi về kiến ba khoang bất ngờ được nhiều netizen nhiệt tình bấm “share” và đang viral trên mạng xã hội.

Kiến ba khoang” - cụm từ khiến nhiều người ám ảnh vì nghĩ ngay đến những vết bỏng rộp, viêm da nếu chẳng may tiếp xúc với dịch tiết của chúng. Thậm chí, không ít netizen tuyên bố hùng hồn “Gặp đâu đập đó, quyết chẳng tha” khi gặp loài vật bị xem là “hết sức khó ưa” này.
Mới đây, bài đăng “Sự thật về kiến ba khoang” trong nhóm Thiên Nhiên Hoang Dã đã có gần 6K lượt react và 7,4K lượt chia sẻ từ netizen. Lý do khiến bộ ảnh trở nên viral khắp cõi mạng chính là cách kể chuyện “mặn hơn cả muối” của tác giả.
 Bo anh giai oan cho kien ba khoang, Gen Z xem chia 2 phe
Netizen bấm share vì bài viết dí dỏm, thậm chí là dễ thương khi viết về loài vật bị nhiều người cho là "khó ưa".
Thông qua lời "tự thú" của một con kiến ba khoang, những thông tin về vật này trở nên gần gũi, sinh động và thậm chí là... hài hước:
"Khi các bạn vô tình đạp hoặc nằm đè trúng tôi. Một tiếng Pẹp khô khốc vang lên... thì tôi xin lỗi vì đó cũng là lúc túi Pederin vỡ toang, dính vào da các bạn. Đó là điều mà bọn tôi ko hề mong muốn. I'm so sorry.
Nếu thấy tôi bò trên người thì làm ơn đừng dùng tay đập, cứ ném tôi ra ngoài hoặc một cách xử lý khác tùy bạn, nhưng nguyên tắc là đừng để da các bạn tiếp xúc với cơ thể nhầy nhụa của tôi. Sau đó thì trời đất tối đen, tôi gặp lại những thằng bạn khủng long..."
Bo anh giai oan cho kien ba khoang, Gen Z xem chia 2 phe-Hinh-2
Kiến ba khoang thực chất là một loài bọ cánh cứng. (Ảnh: Côn trùng Việt Nam)
Thay vì nhìn loài động vật này với ánh mắt không mấy thiện cảm, netizen vỡ ra nhiều kiến thức về kiến ba khoang như: Tên gọi là “kiến” nhưng thực chất là bọ cánh cứng, bị thu hút với ánh sáng trắng, xuất hiện ở các chung cư vào thời điểm tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10, cách xử lý thế nào nếu chẳng may phát hiện một con kiến ba khoang “đi lạc” vào nhà để tránh rủi ro bị bỏng da.
 Bo anh giai oan cho kien ba khoang, Gen Z xem chia 2 phe-Hinh-3
Cách xử lý khi kiến ba khoang "đi lạc" vào nhà là không được đập bẹp để tránh dịch tiết của chúng bắn ra dễ gây tổn thương da. (Ảnh: Trần Tuấn)
Bên dưới phần bình luận của bài đăng về kiến khoang, nhiều cư dân mạng chia làm hai "phe".
Một nhóm hài hước gửi lời xin lỗi vì đã trách oan tới loài sinh vật này:
- Ôi mình xin lỗi! Hồi đó học môn Sinh Học mà có giáo viên "mặn mòi" như thế này thì mình đã không học dốt rồi. Bài viết cuốn quá!
- Mọi người đọc để "hiểu nhau" hơn đi, gia tăng tình cảm cho "em nó" bớt ghé thăm lại nha.
- Mình với mẹ tuần nào cũng cãi nhau về việc "hủy diệt" hay thả mấy em này. Mẹ mình chủ trương "thà giết lầm còn hơn bỏ sót". Mình thì kêu thôi đuổi đi được rồi. Có chuyện đó thôi mà bao lần tình mẹ con sứt mẻ. Giờ mình sẽ bắt mẹ xin lỗi "ẻm" luôn!
Nhóm khác lại chia sẻ những trải nghiệm không mấy vui vẻ về loài vật này và nhanh tay tag ngay “cạ cứng” vào đọc cùng để biết cách đề phòng, xử lý.
“Mình sống trong phòng với rất nhiều “em” ba khoang. Đã có mấy lần bị “ẻm” bay lên người nhưng mình thổi đi, chứ đập bẹp là thôi rồi luôn”.
“Mình không đập bẹp trên da mà phủi đi chỗ khác hoặc lấy tờ giấy đặt cạnh cho kiến bò sang rồi “gói ghém” cẩn thận, vứt vào thùng rác”.
 Bo anh giai oan cho kien ba khoang, Gen Z xem chia 2 phe-Hinh-4
Thời điểm kiến ba khoang "thăm" các chung cư là vào đầu mùa mưa. (Ảnh: Phi Huỳnh)
Với kinh nghiệm nhiều năm “sống chung” với kiến ba khoang, bạn Minh Tân chia sẻ cách đề phòng loài vật này: “Mình sử dụng lưới ngăn côn trùng ở cửa sổ và thường xuyên vệ sinh, phủi sạch gối mền trước khi nằm để tránh tình trạng kiến “đi lạc”. Mình hạn chế bật đèn huỳnh quang và thay vào đó là dùng đèn vàng để tránh thu hút kiến ba khoang”.
Theo Hoàng Minh/ Hoahoctro

>> xem thêm

Bình luận(0)