Đến hẹn lại lên, cứ sau mỗi vụ gặt lúa người dân lại được phen hoảng loạn vì sự "đổ bộ" của kiến ba khoang ở khắp ngóc ngách trong nhà. Đối với con người, kiến ba khoang là loài côn trùng nguy hiểm, ''đốt'' người sưng tấy và cực độc bởi vậy cần phải tiêu diệt ngay khi bắt gặp.Thực tế, kiến ba khoang không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ. Con kiến nhỏ bé không biết nói, không thể tự minh oan cho mình nhưng các nhà nghiên cứu môi trường đã đưa ra những giải thích để người dân biết rõ hơn về loài côn trùng này.Tên gọi là kiến ba khoang nhưng đây lại không phải một loài kiến, chúng có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Với thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3 mm), hai màu đỏ đồng và đen đan xen giống kiến nên chúng được gọi là kiến ba khoang.Trong cơ thể kiến ba khoang chứa độc tố pederin, mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ, nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Tuy có độc nhưng kiến ba khoang là con vật hiền lành, không tấn công hay đốt người như chúng ta tưởng.Độc tố trong cơ thể chúng được hình thành do quá trình tương tác giữa các chất trong cơ thể kiến ba khoang với các vi khuẩn ký sinh. Đây là vũ khí tự vệ để khỏi bị các loài côn trùng khác, như nhện, tiêu diệt.Còn việc bị kiến ba khoang ''đốt'' thực chất là con người dính nọc độc của kiến ba khoang do vô tình đè bẹp nó hoặc cố tình giết chết nó, dẫn đến việc nọc độc trong cơ thể kiến tiếp xúc với da gây đau rát ngứa ngáy. Nói chính xác thì nạn nhân chính là con kiến, còn con người chẳng qua là nạn nhân của chính mình.Kiến ba khoang không những không có tội mà lại còn có công, là người bạn đích thực của nhà nông. Dân gian gọi nó là kiến gạo, kiến kim, kiến lác hay kiến hoang…Loài kiến này thường sống trên ruộng đồng vườn tược Việt Nam, góp phần vào việc tiêu diệt các loài sâu rầy hại lúa. Sau mỗi vụ thu hoạch, chúng mất chỗ trú ngụ nên mới bay vào nhà dân khi thấy có ánh đèn.Mỗi khi trên ruộng, trong vườn có sâu cuốn lá hay rầy nâu xuất hiện, kiến ba khoang tìm đến để chui vào từng tổ sâu tổ rầy để ăn, chúng còn ăn cả rầy sáp và ấu trùng các loài côn trùng gây hại khác. Chúng có thể bò trên mặt nước để diệt sâu rầy trên các ruộng lúa.Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay "giết chết", chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người.Khi không may tiếp xúc với nọc độc của kiến ba khoang, cần rửa sạch vùng tiếp xúc. Cần dùng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ rửa sạch vùng da bị thương tổn để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Sau đó, đến ngay bác sĩ da liễu để được khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có.Mùa mưa, cần cẩn trọng với kiến ba khoang | THDT
Đến hẹn lại lên, cứ sau mỗi vụ gặt lúa người dân lại được phen hoảng loạn vì sự "đổ bộ" của kiến ba khoang ở khắp ngóc ngách trong nhà. Đối với con người, kiến ba khoang là loài côn trùng nguy hiểm, ''đốt'' người sưng tấy và cực độc bởi vậy cần phải tiêu diệt ngay khi bắt gặp.
Thực tế, kiến ba khoang không đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ. Con kiến nhỏ bé không biết nói, không thể tự minh oan cho mình nhưng các nhà nghiên cứu môi trường đã đưa ra những giải thích để người dân biết rõ hơn về loài côn trùng này.
Tên gọi là kiến ba khoang nhưng đây lại không phải một loài kiến, chúng có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc Họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Với thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2 cm, ngang 2-3 mm), hai màu đỏ đồng và đen đan xen giống kiến nên chúng được gọi là kiến ba khoang.
Trong cơ thể kiến ba khoang chứa độc tố pederin, mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ, nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Tuy có độc nhưng kiến ba khoang là con vật hiền lành, không tấn công hay đốt người như chúng ta tưởng.
Độc tố trong cơ thể chúng được hình thành do quá trình tương tác giữa các chất trong cơ thể kiến ba khoang với các vi khuẩn ký sinh. Đây là vũ khí tự vệ để khỏi bị các loài côn trùng khác, như nhện, tiêu diệt.
Còn việc bị kiến ba khoang ''đốt'' thực chất là con người dính nọc độc của kiến ba khoang do vô tình đè bẹp nó hoặc cố tình giết chết nó, dẫn đến việc nọc độc trong cơ thể kiến tiếp xúc với da gây đau rát ngứa ngáy. Nói chính xác thì nạn nhân chính là con kiến, còn con người chẳng qua là nạn nhân của chính mình.
Kiến ba khoang không những không có tội mà lại còn có công, là người bạn đích thực của nhà nông. Dân gian gọi nó là kiến gạo, kiến kim, kiến lác hay kiến hoang…
Loài kiến này thường sống trên ruộng đồng vườn tược Việt Nam, góp phần vào việc tiêu diệt các loài sâu rầy hại lúa. Sau mỗi vụ thu hoạch, chúng mất chỗ trú ngụ nên mới bay vào nhà dân khi thấy có ánh đèn.
Mỗi khi trên ruộng, trong vườn có sâu cuốn lá hay rầy nâu xuất hiện, kiến ba khoang tìm đến để chui vào từng tổ sâu tổ rầy để ăn, chúng còn ăn cả rầy sáp và ấu trùng các loài côn trùng gây hại khác. Chúng có thể bò trên mặt nước để diệt sâu rầy trên các ruộng lúa.
Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay "giết chết", chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người.
Khi không may tiếp xúc với nọc độc của kiến ba khoang, cần rửa sạch vùng tiếp xúc. Cần dùng cồn 70 độ hoặc xà phòng dịu nhẹ rửa sạch vùng da bị thương tổn để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Sau đó, đến ngay bác sĩ da liễu để được khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng không đáng có.
Mùa mưa, cần cẩn trọng với kiến ba khoang | THDT