Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, dẫn tới giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng nào làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng đến cấu trúc, tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương.
Với mong muốn phổ biến kiến thức về bệnh thiếu máu não, đặc biệt là thiếu máu não ở người cao tuổi, cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này, Báo điện tử Kiến Thức, Truyền hình An Viên phối hợp với nhãn hàng Hoạt huyết dưỡng não Cerecaps của Công ty cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đã tổ chức buổi hội thảo “Tư vấn Phòng và điều trị bệnh thiếu máu não ở người cao tuổi” vào ngày 16/8 tại Hà Nội.
Tác nhân, đối tượng mắc chứng thiếu máu não
Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, Chủ nhiệm bộ môn Thần kinh, Bệnh viện Trung ương quân đội 108, có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh lý thiếu máu lên não đó là: Vỡ xơ vữa động mạch và thoái hoá đốt sống cổ, điều này sẽ khiến hẹp lòng mạch máu nuôi não và đè ép vào mạch máu nuôi não làm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm khả năng cung cấp ôxy cho não... gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. 80% các trường hợp thiếu máu não có nguyên nhân từ sự xơ vữa, lão hóa động mạch.
|
GSTS Nguyễn Văn Thông, chủ nhiệm bộ môn thần kinh và Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. |
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng gây ra căn bệnh thiếu máu não như: Dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch; các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu; các chèn ép từ bên ngoài vào thành động mạch; co mạch máu, …Tất cả những yếu tố này đều gây ra hiện tượng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng não, giảm cung cấp oxy cho não.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nhấn mạnh: “Trong cuộc sống hiện đại, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu máu não, thứ nhất đó là chế độ ăn uống quá thừa chất, thứ hai là yếu tố lười vận động, từ đó dẫn đến xơ vữa động mạch và thiếu máu não mãn tính ở người cao tuổi”.
“Những biến động xã hội, tệ nạn xã hội, căn bệnh đái tháo đường, thừa cân, tình trạng hút thuốc lá, bia rượu, huyết áp thấp ở nữ giới…cũng là những yếu tố nguy cơ gây bệnh thiếu máu não”, Theo Th.s Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện 108 bổ sung.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh lý này là: Nhức đầu; hoa mắt, chóng mặt, ù tai; mất ngủ, rối loạn giấc ngủ; suy giảm trí nhớ, mất tập trung; tê bì, nhức mỏi chân tay, mệt mỏi. Ngoài ra, có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa, chậm chạp, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút dần...
Mặt khác, “Cần phân biệt rõ những triệu chứng bồng bềnh, chóng mặt, hoa mắt của hội chứng rối loạn tiền đình với thiếu máu não”, GS. TS Thông nói thêm.
Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, đối tượng thường mắc căn bệnh này là những người trung niên, người cao tuổi và người lao động trí óc với cường độ cao, một số người có bệnh lý về hệ tim mạch như các huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao... Bệnh này thường gặp nhiều hơn ở những người cao tuổi bởi tình trạng lão hóa và những căn bệnh mãn tính về già,
Trả lời câu hỏi thiếu máu não có di truyền từ đời này sang đời khác không? Ông Thông khẳng định: “Bệnh lý thiếu máu lên não là căn bệnh không di truyền và không di truyền, đây là căn bệnh mắc phải trong cuộc sống, bệnh tăng theo tuổi ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, cũng cần phải theo dõi những yếu tố nguy cơ theo cơ địa gia đình như tăng huyết áp, đái tháo đường…có thể là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu não nhưng rất hạn hữu”.
Phòng ngừa và điều trị thiếu máu não thế nào?
Thiếu máu não có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhũn não, xuất huyết não gây liệt nửa người hoặc chết đột ngột. Do vậy, chế độ phòng ngừa và điều trị là cực kỳ quan trọng.
|
Hội thảo thu hút đông đảo nhiều đối tượng tham gia lắng nghe tư vấn và đặt câu hỏi trực tiếp đến các chuyên gia. |
Đối với người cao tuổi, trong chế độ ăn uống cần hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều mỡ, không sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống có ga, cần tăng cường trong khẩu phần ăn nhiều rau xanh, nhất là những loại rau nhiều màu sắc. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức…Ngoài ra, cần phải thường xuyên đi khám định kỳ để tránh xảy ra tai biến do bệnh thiếu máu lên não gây ra
Nhấn mạnh việc điều trị bệnh thiếu máu não kinh diễn, Thạc sĩ Nguyễn Khánh Toàn cho biết: “Thực ra mà nói không có một thứ thánh dược nào có thể giải quyết được hoàn toàn chứng thiếu máu não, cho nên người bệnh phải kết hợp toàn diện và kiên trì giữa ăn uống, ngủ, nghỉ và dùng thuốc thì mới đạt hiệu quả cao. Thêm vào đó, cần phải tùy thuộc vào bệnh lý, cơ thể người bệnh để có biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp”.
Một vấn đề khác cũng được rất nhiều người quan tâm, đó là việc khi bị thiếu máu lên não thì nên điều trị đông y hay tây y? Theo Th.s Hoàng Khánh Toàn, Trưởng khoa Đông y, Bệnh viện 108: “Hiện rất khó để khẳng định điều trị khỏi hẳn bệnh thiếu máu lên não bằng đông y hay tây y. Theo quan điểm của tôi là phải kết hợp cả đông y và tây y trong quá trình điều trị để đem lại hiệu quả tốt nhất”.
Đồng thời bác sĩ Toàn cho biết, hiện có rất nhiều loại thuốc đông y và tây y điều trị bệnh thiếu máu lên não. Những loại thuốc đông y chứa thành phần gồm bạch quả, hồng hoa, ngưu tất… Những thành phần này sẽ giúp hoạt huyết tăng lưu lượng máu não, phá ứ huyết, hoạt huyết thông mạch giúp cung cấp oxy nuôi dưỡng tế bào não. Ức chế kết tập tiểu cầu, giảm độ dính của máu, ngăn ngừa huyết khối và tai biến mạch máu não…Nếu tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp thì nên dùng thuốc Tây điều trị. Mỗi loại thuốc đều có cơ chế khác nhau, tuy nhiên dùng thuốc nào cũng nên có sự tư vấn của bác sĩ, không nên dùng tràn lan.
Đặc biệt, khi bị thiếu máu não, người bệnh không nên tắm nước lạnh khi mới đi ngoài nắng về. Mùa lạnh, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi lúc thừa dậy cần nằm tĩnh dưỡng một lúc mới ngồi dậy để tránh hạ nhiệt đột ngột, mạch máu co lại làm thiếu máu đột xuất sẽ rất dễ gây tai biến mạch máu não.