Bánh đậu xanh. Đặc sản là sự kết hợp hoàn hảo của bột đậu xanh với đường, dầu ăn hoặc mỡ động vật; thường được gói trong lớp giấy bạc hoặc giấy thấm mỡ tạo thành từng thỏi nhỏ. Trải qua hàng trăm năm, bánh vẫn giữ được hương vị truyền thống và trở thành thức quà không thể thiếu cho mỗi ai đặt chân đến Hải Dương.
Vải thiều Thanh Hà. Vải được trồng ở nhiều nơi song vải ngon phải kể đến giống cây được trồng ở Thanh Hà. Trái vải có vỏ màu đỏ sậm, hơi sần sùi. Khi bóc ra, người ăn dễ bị chinh phục bởi lớp cùi trắng nõn, mọng nước, dịu mát chứ không ngọt gắt nhanh chán.Bánh gai Ninh Giang. Vẫn là đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn... nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêng không trộn lẫn. Đặc biệt, bánh được gói khá nhiều lớp, giúp bảo quản được lâu hơn nên thực khách có thể chọn làm qua mà không lo bị hỏng.Chả rươi. Không có sẵn các mùa trong năm, rươi chỉ có ở vùng sông nước lợ như Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang và được thu hoạch rộ khoảng tháng 8 âm lịch. Khi thưởng thức, món ăn có vị ngầy ngậy, thơm lừng. Chả rươi ăn cùng bún quyện với mắm chắt, tỏi ớt băm nhuyễn mang lại hương vị tuyệt ngon. Hành tỏi Kinh Môn. Như một món quà trời phú, hành tỏi trồng ở Kinh Môn thường có củ to, mẩy và mùi thơm “ăn đứt” các giống hành khác được trồng ở miền Bắc. Ngay cả được trồng cùng loại giống và chế độ chăm sóc như nhau nhưng nếu được trồng ngoài Kinh Môn, hành tỏi khó có thể có mùi thơm như vậy.
Bánh “lòng”. Bánh “lòng” khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Bánh là niềm tự hào của người dân An Phụ, An Sinh (Kinh Môn). Để làm ra những khuôn bánh thơm ngon, người làm bánh phải mất nhiều thời gian, công sức và khó có thể thành công nếu chỉ một hai người tham gia. Đáng tiếc, chính bởi sự cầu kỳ, công phu này mà bánh “lòng” ngày càng vắng bóng.Bánh đa gấc. Bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi. Song khác với loại bánh đa thông thường, bánh đa gấc được cuộn tròn thành từng cuộn thay vì để từng tấm. Bún cá rô đồng. Cá rô được luộc chín, bóc thịt ra riêng. Sau đó xào cùng chút hành tím, nước mỡ cho thơm. Khi xào xong, bún được đưa ra tô, sắp lên ít thịt cá đã xào thơm, thêm hành tiêu, chan vào nước dùng nóng tuyệt ngon.
Bánh đậu xanh. Đặc sản là sự kết hợp hoàn hảo của bột đậu xanh với đường, dầu ăn hoặc mỡ động vật; thường được gói trong lớp giấy bạc hoặc giấy thấm mỡ tạo thành từng thỏi nhỏ. Trải qua hàng trăm năm, bánh vẫn giữ được hương vị truyền thống và trở thành thức quà không thể thiếu cho mỗi ai đặt chân đến Hải Dương.
Vải thiều Thanh Hà. Vải được trồng ở nhiều nơi song vải ngon phải kể đến giống cây được trồng ở Thanh Hà. Trái vải có vỏ màu đỏ sậm, hơi sần sùi. Khi bóc ra, người ăn dễ bị chinh phục bởi lớp cùi trắng nõn, mọng nước, dịu mát chứ không ngọt gắt nhanh chán.
Bánh gai Ninh Giang. Vẫn là đỗ xanh, lạc, dừa, mứt bí, vừng, mỡ lợn... nhưng bánh gai Ninh Giang lại có vị riêng không trộn lẫn. Đặc biệt, bánh được gói khá nhiều lớp, giúp bảo quản được lâu hơn nên thực khách có thể chọn làm qua mà không lo bị hỏng.
Chả rươi. Không có sẵn các mùa trong năm, rươi chỉ có ở vùng sông nước lợ như Thanh Hà, Tứ Kỳ, Ninh Giang và được thu hoạch rộ khoảng tháng 8 âm lịch. Khi thưởng thức, món ăn có vị ngầy ngậy, thơm lừng. Chả rươi ăn cùng bún quyện với mắm chắt, tỏi ớt băm nhuyễn mang lại hương vị tuyệt ngon.
Hành tỏi Kinh Môn. Như một món quà trời phú, hành tỏi trồng ở Kinh Môn thường có củ to, mẩy và mùi thơm “ăn đứt” các giống hành khác được trồng ở miền Bắc. Ngay cả được trồng cùng loại giống và chế độ chăm sóc như nhau nhưng nếu được trồng ngoài Kinh Môn, hành tỏi khó có thể có mùi thơm như vậy.
Bánh “lòng”. Bánh “lòng” khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Bánh là niềm tự hào của người dân An Phụ, An Sinh (Kinh Môn). Để làm ra những khuôn bánh thơm ngon, người làm bánh phải mất nhiều thời gian, công sức và khó có thể thành công nếu chỉ một hai người tham gia. Đáng tiếc, chính bởi sự cầu kỳ, công phu này mà bánh “lòng” ngày càng vắng bóng.
Bánh đa gấc. Bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi khiến người ăn thấy tê tê đầu lưỡi. Song khác với loại bánh đa thông thường, bánh đa gấc được cuộn tròn thành từng cuộn thay vì để từng tấm.
Bún cá rô đồng. Cá rô được luộc chín, bóc thịt ra riêng. Sau đó xào cùng chút hành tím, nước mỡ cho thơm. Khi xào xong, bún được đưa ra tô, sắp lên ít thịt cá đã xào thơm, thêm hành tiêu, chan vào nước dùng nóng tuyệt ngon.