Ân hận vì mắng học sinh “ngu như bò“

Google News

Em Hiền không chấp hành hình phạt đó. Tôi mới nói, đúng hơn là quát: Đã ngu lại còn láo. Ngu như bò ấy!
 

- Học sinh không làm bài tập, hỗn láo, vào lớp muộn, nói chuyện riêng... là hàng ngàn lý do khiến giáo viên mất bình tĩnh dẫn đến những lời nói không kiểm soát đối với học trò. Từ kinh nghiệm của một giáo viên đã từng bị kỷ luật vì nhục mạ học trò, bài học được rút ra là giáo dục bằng yêu thương luôn có tác dụng tốt hơn nhiều.
         
 
Từ kinh nghiệm của một giáo viên đã từng bị kỷ luật vì nhục mạ học trò, bài học được rút ra là giáo dục bằng yêu thương luôn có tác dụng tốt hơn nhiều.

Câu chuyện về một lần không thể kiểm soát nóng giận của cô giáo Cao Minh Chung, trường THPT Cao Bá Quát, Hà Nội đã qua được một thời gian nhưng nó như một vết đen mờ khó xóa được trong chặng đường lên lớp của cô. Cô nhớ lại:

Hôm đó là giờ Toán. Vừa bước vào lớp, tôi đã thấy một đám các em nữ túm tụm lại xì xèo về một chuyện gì đó. Em Hiền được coi là tâm điểm với mái tóc cắt ngắn cũn như con trai. Tôi cho là chuyện học trò bình thường nên không để ý.

Đến lúc kiểm tra bài cũ, tôi cũng vô tình gọi đúng em Hiền. Bài tập em chưa làm, thái độ đi lên nghênh ngang khó tả. Sẵn mấy chuyện bực dọc từ nhà, tôi cũng đã thấy khó chịu. Đến khi tôi yêu cầu làm một bài tập đơn giản, em ấy không làm được. Tôi bắt em xuống lớp đứng úp mặt vào tường.

Thực sự với lứa tuổi đó, dùng hình phạt đó, nhất là với em nữ, có phần nặng nề. Nhưng lúc đó tôi rất giận nên muốn trừng phạt em để làm gương.

Em Hiền không chấp hành hình phạt đó. Tôi mới nói, đúng hơn là quát:

Đã ngu lại còn láo. Ngu như bò ấy! Em nghĩ em có thể thành người không nếu em cứ thay vì làm bài tập thì đi xem phim, đi làm đẹp, đi dạo phố... Tôi nói to khiến cả lớp im phăng phắc lắng nghe. Em chạy ra khỏi lớp khóc tức tưởi.

Tưởng thế là xong, mấy hôm sau tôi được hiệu trưởng gọi lên yêu cầu trình bày sự việc. Theo như lời phụ huynh, em học sinh đó về nhà đã không ăn uống nhiều ngày, đóng cửa phòng nằm khóc.

Khi kể lại thì em nói bị cô giáo chửi ngu như con bò. Không dám đến lớp nữa vì thấy nhục nhã... Hình thức tôi nhận được là nhà trường khiển trách.

Nhưng hình phạt lớn nhất với tôi có lẽ là từ lúc đó, cứ đến giờ của tôi là em Hiền "trơ", không nói cũng không làm bài. Tôi rất sợ vì tôi mà làm hỏng một học trò nên tôi xin chuyển lớp dạy.

ThS Phạm Mạnh Hà, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, sự tổn thưởng ở trẻ từ tâm lý luôn dai dẳng và hậu quả lớn hơn nhiều so với tổn thương về thể chất.

Không chỉ trong nhà trường mà ngay cả trong gia đình, lời nói xúc phạm nặng nề cũng được coi là một hình thức bạo lực.

Trong khi đó hiệu quả của giáo dục trẻ luôn được đo bằng sự mềm mỏng nhưng quyết liệt. Nhiều câu chuyện đau lòng mà hậu quả là phải tìm đến cái chết, đã từng xảy ra.

Vì thế, kỹ năng nói sao cho đạt hiệu quả giáo dục là một nghệ thuật cho cả giáo viên và các bậc

“Nhiều trường hợp học sinh tự tử, chống đối không đến lớp, thậm chí liên kết với nhau để... tự vẫn cũng đã xảy ra. Tôi nghĩ cách giáo dục tốt nhất có lẽ vẫn là những lời lẽ ôn hòa mềm mỏng. Giáo dục bằng tình yêu thương luôn có tác dụng tốt hơn cả. Vì thế, khi đứng lớp, tôi luôn cố gắng kiềm chế bản thân mình để không xảy ra sự cố đáng tiếc nào nữa".   
Cô Cao Minh Chung
 
(Tên phụ huynh, tên học sinh đã được thay đổi)
Bảo Khánh

Bình luận(0)