Tự sơ cứu vết thương khi bị chó cắn

Google News


Bạn em cũng cho biết là mấy hôm nay con chó nhà bạn vẫn bình thường, không có biểu hiện bệnh tật gì lạ.

Cách đây vài hôm, em sang nhà bạn chơi và không may bị chó cắn. Vết thương khá sâu, xuyên qua quần bò, chảy khá nhiều máu và bị tím bầm lại. Hiện nay, em không bị sốt hay co giật gì cả nhưng vết cắn thì ngày càng đau nhức.

Bạn em cũng cho biết là mấy hôm nay con chó nhà bạn vẫn bình thường, không có biểu hiện bệnh tật gì lạ.

Mong bác sĩ tư vấn giúp liệu em có phải đi tiêm phòng dại không và cung cấp cho em một số thông tin về các loại thuốc tiêm khi bị chó cắn với ạ! Em xin cảm ơn! (duho...@yahoo.com)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào em,
 
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%).

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:

- Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.
 
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Chú ý không khâu kín da hoặc băng quá kín.
 
- Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.
 
- Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).
 
Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao.
 
Phác đồ tiêm phòng dại cụ thể như sau:
 
1. Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab).
 
Hiện nay, người ta thường áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.
 
2. Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida).
 
Tiêm từ 4 - 6 lần, cách 2 ngày thực hiện 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.
 
Nếu vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục; vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ; niêm mạc bị chó nghi dại liếm... thì phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn.

Cần lưu ý rằng không được tiêm cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau, đồng thời cũng không dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hòa thuốc.
 
Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất hãy nhanh chóng đến các trung tâm y tế dự phòng hoặc đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để tiêm phòng bệnh dại kịp thời.
 
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
 
Theo iOne
[links()]

Bình luận(0)