Rau ngót rừng: Đây loại rau được bà con người dân tộc trên tỉnh Cao Bằng vào tận rừng hái, khác hoàn toàn với loại rau ngót rừng được người dân trồng. Loại rau rừng này tuy đắt nhưng vẫn được rất nhiều chị em nội trợ săn lùng, nhất là giới nhà giàu sành ăn. Nhiều người còn phải đặt trước 2-3 ngày, thậm chí cả tuần mới mua được loại rau này. Ảnh: Ktmart.Rau ngót rừng đắt mấy cũng được lòng khách là vì lạ miệng, chỉ có theo mùa và ưu điểm lớn là hàng sạch. Rau ngót rừng đã rất ngon, nhưng hoa của nó còn ngon gấp chục lần. Hoa rau ngót rừng chỉ nở trong vòng một tháng nên có giá rất cao (200.000 đồng/kg), lại hiếm nhưng nhiều người sành ăn vẫn săn mua bằng được. Ảnh: Internet.Rau đắng: Rau đắng biển nay đã trở thành là đặc sản với người dân thành phố. Người ta thường bắt gặp những món ăn dân dã với rau đắng như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng ăn lẩu cá, rau đắng nấu cháo cá, rau đắng nấu canh cá, rau đắng xào... Ảnh: Flickr.Rau sắng: Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch (mùa lễ hội chùa Hương). Rau sắng khá đặc biệt ở chỗ, từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên mất từ 3 đến 5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Để mua được rau sắng không hề dễ dù có tiền. Ảnh: Vuonquocgiaxuanson.Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường. Theo kinh nghiệm dân gian, rau sắng thường dùng để nấu canh, có thể nấu với xương lợn, thịt lợn, tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô, cá quả... mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.Rau bò khai: Hiện tại ở Hà Nội, các loại rau rừng có giá khá cao, trong đó rau bò khai (rau da hiến) có giá khoảng 80.000 – 120.000 đồng/kg. Rau bò khai có hình dáng khá giống ngọn su su nhưng mảnh hơn và màu xanh non hơn. Ảnh: Dân Việt.Rau bò khai có thể chế biến được nhiều món tương tự như các loại rau muống, rau su su. Chúng thường dùng xào tỏi, xào mực, tôm, thịt bò hoặc nấu canh.Rau dớn vừa là một loại rau rừng đặc sản được nhiều người ưa thích vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa một số bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, lợi tiểu. Ảnh: Biggreen.Rau dớn có vẻ ngoài giống cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ, mặt lá có màu xanh nhẵn, cuống lá có lông. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Ảnh: Biggreen.Rau cải mèo có vị ngon đặc trưng và giòn nên khá phong phú về cách chế biến, có giá mềm hơn so với các loại rau rừng khác. Ảnh: Dân Việt.Cây tầm bóp mọc hoang ở ruộng, bờ ruộng và hàng rào... Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc. Nhưng khi chế biến, tầm bóp sẽ có vị ngon khó cưỡng. Chính vì thế, loại rau này được khá nhiều bà nội trợ ở thành thị "săn lùng". Ảnh: Dulichmocchau.Ngó Xuân là một loại rau (hay còn gọi là cây Cải thơm) được biết đến là đặc sản vùng xứ lạnh Lào Cai. Khi về thành phố, ngó xuân rất được ưa chuộng và giá dao động từ 40-80.000 đồng/kg. Ảnh: nongsandungha.Măng sặt có vụ mùa khá ngắn, chỉ từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 dương lịch, nếu mua trái vụ giá còn bị độn lên gấp đôi. Tại Hà Nội, giá măng khoảng 40.000 đồng/kg khi vào vụ. Ảnh: Dân Việt.Mầm đá Sapa: Loại rau này có hình thù gần giống với cải ngồng nhưng to hơn. Khi ăn có vị ngon ngọt đặc trưng. Loại rau này không có nhiều, mọc chủ yếu trên các đỉnh núi cao và rộ vào tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Cũng vì độ quý hiếm mà mầm đá Sapa có giá khá đắt đỏ, dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/kg và phải đặt trước mới có hàng. Ảnh: Facebook.
Rau ngót rừng: Đây loại rau được bà con người dân tộc trên tỉnh Cao Bằng vào tận rừng hái, khác hoàn toàn với loại rau ngót rừng được người dân trồng. Loại rau rừng này tuy đắt nhưng vẫn được rất nhiều chị em nội trợ săn lùng, nhất là giới nhà giàu sành ăn. Nhiều người còn phải đặt trước 2-3 ngày, thậm chí cả tuần mới mua được loại rau này. Ảnh: Ktmart.
Rau ngót rừng đắt mấy cũng được lòng khách là vì lạ miệng, chỉ có theo mùa và ưu điểm lớn là hàng sạch. Rau ngót rừng đã rất ngon, nhưng hoa của nó còn ngon gấp chục lần. Hoa rau ngót rừng chỉ nở trong vòng một tháng nên có giá rất cao (200.000 đồng/kg), lại hiếm nhưng nhiều người sành ăn vẫn săn mua bằng được. Ảnh: Internet.
Rau đắng: Rau đắng biển nay đã trở thành là đặc sản với người dân thành phố. Người ta thường bắt gặp những món ăn dân dã với rau đắng như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng ăn lẩu cá, rau đắng nấu cháo cá, rau đắng nấu canh cá, rau đắng xào... Ảnh: Flickr.
Rau sắng: Mùa rau sắng bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 3 âm lịch (mùa lễ hội chùa Hương). Rau sắng khá đặc biệt ở chỗ, từ khi trồng đến lúc cho lần thu hoạch đầu tiên mất từ 3 đến 5 năm và sau 10 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Để mua được rau sắng không hề dễ dù có tiền. Ảnh: Vuonquocgiaxuanson.
Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao. Cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao, chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường. Theo kinh nghiệm dân gian, rau sắng thường dùng để nấu canh, có thể nấu với xương lợn, thịt lợn, tôm nõn giã nhỏ, thịt gà, cá rô, cá quả... mỗi thứ một vị, đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Rau bò khai: Hiện tại ở Hà Nội, các loại rau rừng có giá khá cao, trong đó rau bò khai (rau da hiến) có giá khoảng 80.000 – 120.000 đồng/kg. Rau bò khai có hình dáng khá giống ngọn su su nhưng mảnh hơn và màu xanh non hơn. Ảnh: Dân Việt.
Rau bò khai có thể chế biến được nhiều món tương tự như các loại rau muống, rau su su. Chúng thường dùng xào tỏi, xào mực, tôm, thịt bò hoặc nấu canh.
Rau dớn vừa là một loại rau rừng đặc sản được nhiều người ưa thích vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa một số bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng, lợi tiểu. Ảnh: Biggreen.
Rau dớn có vẻ ngoài giống cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ, mặt lá có màu xanh nhẵn, cuống lá có lông. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, làm nộm cũng có thể dùng ăn sống. Ảnh: Biggreen.
Rau cải mèo có vị ngon đặc trưng và giòn nên khá phong phú về cách chế biến, có giá mềm hơn so với các loại rau rừng khác. Ảnh: Dân Việt.
Cây tầm bóp mọc hoang ở ruộng, bờ ruộng và hàng rào... Toàn cây có vị đắng, tính mát, không độc. Nhưng khi chế biến, tầm bóp sẽ có vị ngon khó cưỡng. Chính vì thế, loại rau này được khá nhiều bà nội trợ ở thành thị "săn lùng". Ảnh: Dulichmocchau.
Ngó Xuân là một loại rau (hay còn gọi là cây Cải thơm) được biết đến là đặc sản vùng xứ lạnh Lào Cai. Khi về thành phố, ngó xuân rất được ưa chuộng và giá dao động từ 40-80.000 đồng/kg. Ảnh: nongsandungha.
Măng sặt có vụ mùa khá ngắn, chỉ từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4 dương lịch, nếu mua trái vụ giá còn bị độn lên gấp đôi. Tại Hà Nội, giá măng khoảng 40.000 đồng/kg khi vào vụ. Ảnh: Dân Việt.
Mầm đá Sapa: Loại rau này có hình thù gần giống với cải ngồng nhưng to hơn. Khi ăn có vị ngon ngọt đặc trưng. Loại rau này không có nhiều, mọc chủ yếu trên các đỉnh núi cao và rộ vào tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Cũng vì độ quý hiếm mà mầm đá Sapa có giá khá đắt đỏ, dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/kg và phải đặt trước mới có hàng. Ảnh: Facebook.