1. Rau sắng (rau ngót rừng) thường có vào khoảng đầu mùa hè. Ở nhiều nơi bán với giá lên tới 100.000 đồng/kg. Nhưng ở Sơn La thì chỉ khoảng 10.000 đồng là bạn có thể mua được một bó rau đủ cho cả nhà ăn thoải mái. Rau sắng được chế biến và nấu như rau ngót, nhưng khác ở cái vị bùi bùi, ngầy ngậy rất khó tả. Canh rau sắng có thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn… Nước canh sôi, nêm chút muối rồi cho lá rau sắng và các cọng thân đã rửa sạch vào nước. Canh sôi lại là bắc ra ngay, bởi nếu nấu nhừ quá lá rau lại mất vị ngọt. Khi không có thịt cá, chỉ rau sắng nấu suông thôi cũng đủ ngọt ngon lắm rồi. Đặc biệt, với những người sành ăn, khi nấu suông như vậy mới cảm nhận được hết hương vị của rau sắng. Bát canh xanh ngắt thơm mát lành.2. Rau dớn - dương xỉ. Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Có nơi, mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Rau dễ chế biến, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm nhưng món xào là phổ biến và ngon nhất.Người ta hái rau chọn phần mềm tươi non, sau đó trần sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo. Dầu thực vật như dầu phộng là loại thích hợp nhất để xào rau dớn. Đập củ tỏi, phi thơm rồi cho rau dớn vào đảo đều năm phút; bắc xuống nêm bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phộng rang giã nhỏ...Theo các thầy thuốc, rau dớn có tính mát, lợi tiểu,chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng và giúp dễ ngủ, ngủ sâu. Rau dớn là món ăn lành, cùng với các loại rau củ quả khác có thể giúp đồng bào miền núi trước đây chống chọi với nạn đói trong mùa giáp hạt hay mùa màng thất bát.3. Là loài rau mọc hoang nên rau tầm bóp (còn gọi là thù lù) mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Các chế biến món canh rau thù lù rất đơn giản, chỉ cần cho hành vào phi thơm rồi cho tiếp rau tầm bóp vào xào sơ qua, thêm chút gia vị cho thấm vào rau rồi cho nước lọc cua vào đun cho đến khi gạch cua nổi lên là canh đã chín......Lúc này chỉ cần nêm lại gia vị cho vừa ăn, thêm chút tiêu cho thơm là đã có một bát canh ngon. Rau tầm bóp có vị hơi đắng nhưng khi nấu với canh cua, vị đắng đó có hậu thật ngọt nơi cổ họng.4. Rau bò khai. Rau có thể chế biến theo nhiều cách để mang lại món ăn hấp dẫn như xào với tỏi. Làm món này, rau được rửa sạch, để ráo. Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi cho tỏi băm vào đảo đều. Tiếp tục cho rau, thêm muối, mì chính, xào nhanh tay là có ngay đĩa rau xanh mướt, giòn tan, thanh ngọt.
1. Rau sắng (rau ngót rừng) thường có vào khoảng đầu mùa hè. Ở nhiều nơi bán với giá lên tới 100.000 đồng/kg. Nhưng ở Sơn La thì chỉ khoảng 10.000 đồng là bạn có thể mua được một bó rau đủ cho cả nhà ăn thoải mái. Rau sắng được chế biến và nấu như rau ngót, nhưng khác ở cái vị bùi bùi, ngầy ngậy rất khó tả.
Canh rau sắng có thể nấu với cá rô, cá quả, thịt nạc, thịt gà, sườn, giò sống hay tôm nõn… Nước canh sôi, nêm chút muối rồi cho lá rau sắng và các cọng thân đã rửa sạch vào nước. Canh sôi lại là bắc ra ngay, bởi nếu nấu nhừ quá lá rau lại mất vị ngọt. Khi không có thịt cá, chỉ rau sắng nấu suông thôi cũng đủ ngọt ngon lắm rồi. Đặc biệt, với những người sành ăn, khi nấu suông như vậy mới cảm nhận được hết hương vị của rau sắng. Bát canh xanh ngắt thơm mát lành.
2. Rau dớn - dương xỉ. Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Có nơi, mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Rau dễ chế biến, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm nhưng món xào là phổ biến và ngon nhất.
Người ta hái rau chọn phần mềm tươi non, sau đó trần sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo. Dầu thực vật như dầu phộng là loại thích hợp nhất để xào rau dớn. Đập củ tỏi, phi thơm rồi cho rau dớn vào đảo đều năm phút; bắc xuống nêm bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phộng rang giã nhỏ...
Theo các thầy thuốc, rau dớn có tính mát, lợi tiểu,chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng và giúp dễ ngủ, ngủ sâu. Rau dớn là món ăn lành, cùng với các loại rau củ quả khác có thể giúp đồng bào miền núi trước đây chống chọi với nạn đói trong mùa giáp hạt hay mùa màng thất bát.
3. Là loài rau mọc hoang nên rau tầm bóp (còn gọi là thù lù) mọc nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Các chế biến món canh rau thù lù rất đơn giản, chỉ cần cho hành vào phi thơm rồi cho tiếp rau tầm bóp vào xào sơ qua, thêm chút gia vị cho thấm vào rau rồi cho nước lọc cua vào đun cho đến khi gạch cua nổi lên là canh đã chín...
...Lúc này chỉ cần nêm lại gia vị cho vừa ăn, thêm chút tiêu cho thơm là đã có một bát canh ngon. Rau tầm bóp có vị hơi đắng nhưng khi nấu với canh cua, vị đắng đó có hậu thật ngọt nơi cổ họng.
4. Rau bò khai. Rau có thể chế biến theo nhiều cách để mang lại món ăn hấp dẫn như xào với tỏi. Làm món này, rau được rửa sạch, để ráo. Đổ dầu vào chảo, đun nóng rồi cho tỏi băm vào đảo đều. Tiếp tục cho rau, thêm muối, mì chính, xào nhanh tay là có ngay đĩa rau xanh mướt, giòn tan, thanh ngọt.