|
Ảnh minh họa. |
Theo Đông y, lươn có vị ngọt bình tác dụng bồi bổ khí huyết, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lỵ, đau nhức, phong thấp, trĩ nội, bệnh phụ nữ huyết trắng.
Theo y học hiện đại, tính thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt lươn cung cấp cho cơ thể 285 calo, trong đó có chất đạm 12,7g. Chất béo tổng cộng: 25,6g trong đó cholesterol: 0,05g... Vitamin: Vitamin A betacaroten: 2.000IU, Vitamin B1: 0,15mg, Niacin: 2,2mg, Riboflavin: 0,31lmg, Biotin: 5mcg, Vitamin B6: 0,28mg. Khoáng chất: Sắt: 0,7mg, Natri: 78mg, Kali 247mg, Calci: 18mg, Magie: 18mg, Photpho: 160mg. Một số tác dụng cụ thể về món ăn của lươn như sau:
- Máu lươn (thiện ngư huyết): Tác dụng bổ huyết, thông dương, giúp máu huyết lưu thông. Chữa trị chứng đau nhức, tăng cường khả năng tình dục.
- Chữa liệt mặt: Con lươn đang sống cắt đuôi lấy máu, nếu mặt lệch về bên trái thì bôi bên phải và ngược lại sau 30 phút lau sạch, ngày 2 - 3 lần, khi nào thấy khuôn mặt trở lại bình thường thì không được bôi nữa.
- Chữa trị chứng bất lực: Lươn được hầm chung với hà thủ ô, hạt sen, mộc nhĩ (nấm mèo) hay nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt.
- Chữa trẻ em còi cọc, chậm lớn: Nấu cháo lươn với gạo lứt đậu xanh ăn thường xuyên.
Lưu ý: Mổ lươn theo cách truyền thống là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn với kim loại. Khi nấu nên dùng nồi đất bớt mùi tanh của lươn.