Ăn lẩu giúp chúng ta chống chọi lại cái lạnh của mùa đông, kích thích vị giác, hạn chế được việc mất chất dinh dưỡng và giữ nguyên được hương vị vốn có của thực phẩm. Tuy có rất nhiều lợi ích mang lại, nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây bệnh.Một số bệnh thường gặp khi ăn lẩu: Nhiệt độ của nồi lẩu cao, nước lẩu thường cay nóng và quá nhiều chất, nên ăn xong thường bị hiện tượng “bốc hỏa”, nhiệt lưỡi, miệng, sưng nướu. Thực phẩm ăn với lẩu thường là hải sản, các loại thịt và nội tạng động vật nên lượng acid uric rất cao, dễ bị gút hoặc một số bệnh về khớp.Ăn lẩu nóng, uống bia lạnh hoặc đồ uống mát vào sẽ không tốt cho tiêu hóa, dễ viêm dạ dày và ruột. Khi cho nhiều loại thịt, nội tạng động vật, hải sản sống vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải ăn đúng cách để vừa ngon, bổ và tránh những bệnh tật Không nên ăn quá cay, quá nhiều dầu mỡ.
Mùa đông khí hậu lạnh nhưng hanh khô, nếu ăn quá cay nóng sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước lẩu nên thanh đạm, ít cay.
Nên ăn các thực phẩm chính trước. Trước khi thịt và rau nhúng trong lẩu bạn nên ăn một chút thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang trước. Cách này vừa kiểm soát lượng thức ăn cũng như bảo vệ dạ dày.
Nên ăn nhiều rau xanh hơn thịt. Do t
hời gian ăn lẩu thường lâu, không khí rất thoải mái, nên chúng ta thường ăn nhiều. Bạn nên ăn rau nhiều để hạn chế nạp các loại thực phẩm nhiều khác.
Không nên uống rượu hay đồ uống lạnh. Rượu trắng , đồ uống lạnh rất có hại cho dạ dày, nếu uống khi ăn lẩu nóng, càng tăng kích thích dạ dày. Vì vậy, khi chọn đồ uống để ăn cùng lẩu có thể uống sữa đậu nành hoặc sữa chua để bảo vệ bao tử của bạn
Thực phẩm phải được nhúng chín.
Đặc biệt là các loại thịt, hải sản, nội tạng động vật phải được nhúng chín hẳn mới ăn. Tùy theo các loại thực phẩm khác nhau mà thời gian nấu chín cũng khác: Các loại thịt ít nhất từ 10 phút trở lên, hải sản 15 phút, nội tạng 5 phút, rau xanh từ 1-2 phút tùy loại.
Người già, người có bệnh mãn tính càng phải lưu ý.
Người già có chỉ số uric trong máu cao nên chú ý khi ăn lẩu, đặc biệt không được uống nước lẩu nóng. Người cao huyết áp nên ăn ít thịt, hải sản, không được ăn nội tạng, không ăn quá mặn hay quá nhiều dầu mỡ. Nên ăn thanh đạm như nhiều rau xanh, đậu phụ, lẩu chay.
Nước lẩu, các loại thịt, hải sản nhúng vào lẩu đều rất nóng. Chúng ta nên ăn với một số loại rau mang tính hàn và để cân bằng như: rau chân vịt, cải thảo, nấm, củ sen, củ niễng, măng… Nên cho một chút gừng tươi vào nồi lẩu vừa có vị thơm lại tốt. Gừng không nên cạo vỏ vì vỏ gừng tính hàn. Ăn lẩu xong cũng có thể ăn trái cây, nhưng nên đợi sau 30~40 phút. Trái cây giàu vitamin có vai trò giải nhiệt.
Ăn lẩu giúp chúng ta chống chọi lại cái lạnh của mùa đông, kích thích vị giác, hạn chế được việc mất chất
dinh dưỡng và giữ nguyên được hương vị vốn có của thực phẩm. Tuy có rất nhiều lợi ích mang lại, nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây bệnh.
Một số bệnh thường gặp khi ăn lẩu: Nhiệt độ của nồi lẩu cao, nước lẩu thường cay nóng và quá nhiều chất, nên ăn xong thường bị hiện tượng “bốc hỏa”, nhiệt lưỡi, miệng, sưng nướu. Thực phẩm ăn với lẩu thường là hải sản, các loại thịt và nội tạng động vật nên lượng acid uric rất cao, dễ bị gút hoặc một số bệnh về khớp.
Ăn lẩu nóng, uống bia lạnh hoặc đồ uống mát vào sẽ không tốt cho tiêu hóa, dễ viêm dạ dày và ruột. Khi cho nhiều loại thịt, nội tạng động vật, hải sản sống vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải ăn đúng cách để vừa ngon, bổ và tránh những bệnh tật
Không nên ăn quá cay, quá nhiều dầu mỡ.
Mùa đông khí hậu lạnh nhưng hanh khô, nếu ăn quá cay nóng sẽ không tốt cho sức khỏe. Nước lẩu nên thanh đạm, ít cay.
Nên ăn các thực phẩm chính trước. Trước khi thịt và rau nhúng trong lẩu bạn nên ăn một chút thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang trước. Cách này vừa kiểm soát lượng thức ăn cũng như bảo vệ dạ dày.
Nên ăn nhiều rau xanh hơn thịt. Do t
hời gian ăn lẩu thường lâu, không khí rất thoải mái, nên chúng ta thường ăn nhiều. Bạn nên ăn rau nhiều để hạn chế nạp các loại thực phẩm nhiều khác.
Không nên uống rượu hay đồ uống lạnh. Rượu trắng , đồ uống lạnh rất có hại cho dạ dày, nếu uống khi ăn lẩu nóng, càng tăng kích thích dạ dày. Vì vậy, khi chọn đồ uống để ăn cùng lẩu có thể uống sữa đậu nành hoặc sữa chua để bảo vệ bao tử của bạn
Thực phẩm phải được nhúng chín.
Đặc biệt là các loại thịt, hải sản, nội tạng động vật phải được nhúng chín hẳn mới ăn. Tùy theo các loại thực phẩm khác nhau mà thời gian nấu chín cũng khác: Các loại thịt ít nhất từ 10 phút trở lên, hải sản 15 phút, nội tạng 5 phút, rau xanh từ 1-2 phút tùy loại.
Người già, người có bệnh mãn tính càng phải lưu ý.
Người già có chỉ số uric trong máu cao nên chú ý khi ăn lẩu, đặc biệt không được uống nước lẩu nóng. Người cao
huyết áp nên ăn ít thịt, hải sản, không được ăn nội tạng, không ăn quá mặn hay quá nhiều dầu mỡ. Nên ăn thanh đạm như nhiều rau xanh, đậu phụ, lẩu chay.
Nước lẩu, các loại thịt, hải sản nhúng vào lẩu đều rất nóng. Chúng ta nên ăn với một số loại rau mang tính hàn và để cân bằng như: rau chân vịt, cải thảo, nấm, củ sen, củ niễng, măng… Nên cho một chút gừng tươi vào nồi lẩu vừa có vị thơm lại tốt. Gừng không nên cạo vỏ vì vỏ gừng tính hàn.
Ăn lẩu xong cũng có thể ăn trái cây, nhưng nên đợi sau 30~40 phút. Trái cây giàu vitamin có vai trò giải nhiệt.