Bảo trì smartphone Android như thế nào?

Google News

Điện thoại Android là một chiếc máy tính mạnh. Nhưng cũng giống như bất kỳ máy tính nào khác, nó sẽ không chạy tốt nhất nếu không được bảo trì và chăm sóc đúng cách.

Điện thoại Android như là một chiếc máy tính mạnh. Nhưng cũng giống như bất kỳ máy tính nào khác, nó sẽ không chạy tốt nhất nếu không được bảo trì và chăm sóc đúng cách.

Nếu đã từng sở hữu một chiếc điện thoại Android, có thể bạn đã nhận thấy rằng, nó trở nên chậm hơn sau một vài tháng sử dụng kể từ khi bạn mang nó về nhà từ cửa hàng. Bạn có thể thực hiện những điều sau đây để smartphone Android của mình lại chạy nhanh như mới.

1. Xoá bộ nhớ cache
Bảo trì điện thoại Android: Xoá bộ nhớ cache (Clear cache). 
Bạn có một ứng dụng luôn bị treo? Thay vì bắt buộc phải đóng hoặc gỡ cài đặt ứng dụng, hãy thử xoá bộ nhớ cache của nó. Bước đơn giản này sẽ giúp giải quyết hầu hết các vấn đề gây rắc rối cho ứng dụng - và sẽ không tạo ra những vấn đề mới. Để xóa bộ nhớ cache của ứng dụng, mở menu Settings trên điện thoại > nhấp vào Applications > chọn Manage Applications > chạm vào ứng dụng đang gặp vấn đề. Đừng lo lắng - tất cả dữ liệu và các thiết lập của bạn sẽ vẫn còn nguyên vẹn, bạn chỉ loại bỏ các tập tin tạm (temporary file) mà thôi.

2. Gỡ cài đặt ứng dụng
Kiểm tra trình App Drawer để xem các ứng dụng nào bạn không sử dụng hoặc không cần. 
Nhiều ứng dụng có trên điện thoại Android mà bạn không sử dụng bao giờ, làm tốn dung lượng lưu trữ. Có những ứng dụng bạn không muốn sử dụng cứ tự động chạy trong nền gây lãng phí tài nguyên. Ví dụ, khi mở ứng dụng Facebook, nó tự động bật GPS phòng khi bạn muốn upload ảnh hoặc chia sẻ cập nhật trạng thái có tag vị trí hiện tại của mình. Điều này rất hay, ngoại trừ việc nó quên tắt ứng dụng GPS khi đã sử dụng xong, làm lãng phí năng lượng pin.

Thật không may, trình task killer (loại bỏ nhiệm vụ thừa) thường không hiệu quả để chống lại vấn đề này, vì vậy lựa chọn thực tế nhất là bạn hãy mở trình quản lý ứng dụng App Drawer của mình ra > gỡ cài đặt các ứng dụng mà bạn không thường xuyên sử dụng. Làm như vậy sẽ tăng thêm không gian trên điện thoại để lưu nhạc, video, ảnh, và giúp giảm số lượng ứng dụng đang chạy ở chế độ nền.

3. Xóa sạch thẻ nhớ
 DiskUsage cho bạn thấy có những gì trên thẻ SD của mình.
Xóa thẻ SD có thể không tăng hiệu suất của điện thoại, nhưng nó sẽ loại bỏ bất kỳ tập tin cũ hoặc không sử dụng nào đang chiếm không gian trên thẻ. Để xác định những phần lớn nhất trên thẻ nhớ, bạn nên cài DiskUsage. Ứng dụng này sẽ cho thấy những tập tin nào đang dùng nhiều không gian lưu trữ nhất trên điện thoại, mặc dù bạn sẽ phải cắm điện thoại vào máy tính hoặc sử dụng ứng dụng duyệt tập tin (như Astro) để xóa các tập tin không cần thiết.

Bạn nên làm điều này bất cứ khi nào gỡ cài đặt các ứng dụng, chủ yếu là do một số ứng dụng để lại các thư mục dữ liệu sau khi chúng bị gỡ. Nếu điện thoại đã được root, bạn có thể tải về, cài và dùng ứng dụng SD Maid để tự động xóa các tập tin rác cũ. SD Maid cũng cho phép bạn đóng băng/loại bỏ bất kỳ bloatware nào được cài sẵn trên smartphone.
Điện thoại Android là một chiếc máy tính mạnh. Nhưng cũng giống như bất kỳ máy tính nào khác, nó sẽ không chạy tốt nhất nếu không được bảo trì và chăm sóc đúng cách.
4. Root điện thoại
Nếu không sợ mất bảo hành, root sẽ “hà hơi” cho cuộc sống mới của chiếc điện thoại Android “cổ lỗ”. Sau khi root,bạn có thể loại bỏ những bloatware không mong muốn, cài đặt các ROM tùy chỉnh làm thay đổi diện mạo của Android trên điện thoại.
Một lợi ích khác của root là bạn không còn phải phụ thuộc vào nhà cung cấp để cập nhật Android. Trong khi những người khác đang chờ để nhận được Android mới, bạn có thể tìm thấy ngay ROM cho điện thoại của mình một vài tuần hoặc vài tháng trước khi bản cập nhật chính thức xuất hiện.

Root không phải là không nguy hiểm, và một sai lầm nghiêm trọng có thể làm cho điện thoại không sử dụng được nữa, vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi làm.
Theo Xã hội thông tin

Bình luận(0)