|
Ảnh minh họa. |
Và bao giờ cũng không thể nào vắng cái điệp khúc: "Trời ơi, mày mở mắt ra nhìn thằng Quang, thằng Hà kia kìa, cũng là một cái công mang nặng đẻ đau, nuôi ăn nuôi học mà sao bố mẹ chúng nó mở mày mở mặt thế. Còn mày thì sao hả? Chỉ có xách dép cho chúng nó".
Có lần kết thúc buổi học, tôi thấy thằng bé chạy ra sân, mặt hầm hầm đá văng con mèo ra góc sân. Con mèo gào lên một tiếng thảm thiết. Liền theo đó là tiếng tru tréo của chị: "A, mày định nổi loạn à. Đá thúng đụng nia phải không? Mày có giỏi vào đây đá vào mặt mẹ mày đây này". Nhìn thấy tôi, chị làm một tràng ấm ức: "Khổ thế đấy, mình hết lòng hết dạ với nó mà nó ngày càng láo, học hành chả ra gì. Ngày xưa mẹ nói còn im, giờ lại thêm hỗn hào như vậy".
Tôi dù không bằng lòng với cách dạy con của chị, nhưng cũng phải công nhận đúng là con trai chị dạo này lỳ lợm, khó bảo, kết quả học càng ngày càng đi xuống, chẳng còn dấu vết cậu bé hiền lành, hay bẽn lẽn ngày trước. Mỗi khi mẹ vắng nhà cậu thường tranh thủ rủ ngay một đám bạn trông rất ngổ ngáo về đập phá. Tôi cứ tưởng, vì giao kết với đám bạn xấu mà cậu trở nên như vậy. Nhưng một lần, khi tôi được mẹ cậu nhờ sang giảng hộ một đề văn, tâm sự của cậu khiến tôi sửng sốt: "Cháu ghét nhất mẹ cháu cứ hay đem so sánh cháu với đứa nọ đứa kia, bảo cháu chẳng bằng cái móng tay của chúng nó. Thử hỏi, cháu mà so bì mẹ cháu với mẹ của chúng nó thì mẹ có tức không? Đã thế cháu chẳng thèm học nữa, láo luôn đi cho mẹ tha hồ mà so sánh".
"Giả sử so bì, cháu sẽ so bì ở điều gì?", tôi hỏi. Cậu bé thoắt trở nên ưu tư: "Mẹ các bạn ấy hiền, chả bao giờ mắng các bạn ấy nặng lời thế, chẳng xưng tao - mày với con. Cháu ước cháu có được người mẹ như các bạn ấy". Tôi không thuật lại lời cậu bé lại với chị, bởi biết, chị sẽ lại chỉ mắng con "láo, mất dạy" mà thôi. Ngẫm người lớn thật lắm đặc quyền đặc lợi.