Sự kiện hãng xe Minsk hồi sinh bằng việc ra mắt mẫu xe mới M1nsk TRX 300i mới đây khiến không ít người Việt hồi tưởng về dòng xe huyền thoại Minsk "khờ". Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 70, khi đó, Minsk "khờ" được những chuyên gia Liên xô mang sang để phục vụ cho công việc của họ. Nhiều người Việt sang Liên Xô học tập, công tác cũng mang xe về nước. Đến cuối những năm 80, đầu thập kỷ 90, xe Minsk bắt đầu được nhập ồ ạt về nước nhưng hầu hết chỉ là xe bãi. Dù uống xăng như nước nhưng do máy khỏe, giá lại rẻ hơn xe Nhật nên Minsk được rất nhiều người Việt ưa chuộng, nhất là ở những vùng đồi núi như Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn... Độ khỏe của mẫu xe Liên Xô hiếm có xe nào bì kịp. Một chiếc Minsk có thể chở tới 4 - 5 người mà vẫn leo dốc, đổ đèo như thường. Sau khi Liên Xô tan dã, công nghệ sản xuất Minsk được chuyển giao cho Trung Quốc, xe Minsk xuất hiện nhiều hơn nhưng chất lượng đã kém hơn trước. Những năm sau đó, nhiều mẫu xe mới, kiểu dáng bắt mắt, giá cả phải chăng xuất hiện nên Minsk "khờ" dần bị rơi vào quên lãng. Người ta chỉ bắt gặp Minsk thồ hàng tại những vùng núi cao. Tuy nhiên, sau năm 2000, Minsk bắt đầu được yêu thích trở lại, đặc biệt là những bạn trẻ thích đi phượt vì Minsk rẻ, khỏe, phù hợp với đường núi mà đặc biệt là đậm chất “bụi”. Năm 2003, hội những người yêu Minsk lần đầu tiên được thành lập, cho đến nay, hội này đã lên tới hàng trăm thành viên. Để sở hữu một chiếc xe Minsk, người chơi chỉ phải bỏ ra vài triệu đồng (khoảng 1,5 - 3 triệu đồng cho xe cũ và khoảng 7 - 8 triệu đồng cho Minsk đã được sơn sửa lại). Minsk "khờ" hùng dũng trên những cung đường phượt. Không chỉ các bạn trẻ trong nước, nhiều người nước ngoài tới Việt Nam cũng sử dụng Minsk "khờ" làm phương tiện chinh phục những cung đường khó.
Sự kiện hãng xe Minsk hồi sinh bằng việc ra mắt mẫu xe mới M1nsk TRX 300i mới đây khiến không ít người Việt hồi tưởng về dòng xe huyền thoại Minsk "khờ".
Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 70, khi đó, Minsk "khờ" được những chuyên gia Liên xô mang sang để phục vụ cho công việc của họ. Nhiều người Việt sang Liên Xô học tập, công tác cũng mang xe về nước.
Đến cuối những năm 80, đầu thập kỷ 90, xe Minsk bắt đầu được nhập ồ ạt về nước nhưng hầu hết chỉ là xe bãi.
Dù uống xăng như nước nhưng do máy khỏe, giá lại rẻ hơn xe Nhật nên Minsk được rất nhiều người Việt ưa chuộng, nhất là ở những vùng đồi núi như Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn...
Độ khỏe của mẫu xe Liên Xô hiếm có xe nào bì kịp. Một chiếc Minsk có thể chở tới 4 - 5 người mà vẫn leo dốc, đổ đèo như thường. Sau khi Liên Xô tan dã, công nghệ sản xuất Minsk được chuyển giao cho Trung Quốc, xe Minsk xuất hiện nhiều hơn nhưng chất lượng đã kém hơn trước.
Những năm sau đó, nhiều mẫu xe mới, kiểu dáng bắt mắt, giá cả phải chăng xuất hiện nên Minsk "khờ" dần bị rơi vào quên lãng. Người ta chỉ bắt gặp Minsk thồ hàng tại những vùng núi cao.
Tuy nhiên, sau năm 2000, Minsk bắt đầu được yêu thích trở lại, đặc biệt là những bạn trẻ thích đi phượt vì Minsk rẻ, khỏe, phù hợp với đường núi mà đặc biệt là đậm chất “bụi”.
Năm 2003, hội những người yêu Minsk lần đầu tiên được thành lập, cho đến nay, hội này đã lên tới hàng trăm thành viên.
Để sở hữu một chiếc xe Minsk, người chơi chỉ phải bỏ ra vài triệu đồng (khoảng 1,5 - 3 triệu đồng cho xe cũ và khoảng 7 - 8 triệu đồng cho Minsk đã được sơn sửa lại).
Minsk "khờ" hùng dũng trên những cung đường phượt.
Không chỉ các bạn trẻ trong nước, nhiều người nước ngoài tới Việt Nam cũng sử dụng Minsk "khờ" làm phương tiện chinh phục những cung đường khó.