Sáng 2/2 (23 tháng Chạp năm Quý Mão), người dân Hà Nội đổ ra các điểm ao, hồ để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. (Ảnh VOV)Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng tình hình 1 năm dưới hạ giới. Chính vì thế, việc phóng sinh cá chép được xem là một nghi lễ không thể bỏ qua. (Ảnh VOV)Cảnh người dân đi thả cá có thể bắt gặp ở nhiều ao, hồ. (Ảnh VOV)Cá chép từ túi nilon được thả vào thùng nhằm tránh việc người dân thả cá rồi vứt cả túi nilon. (Ảnh VOV) Rất nhiều tình nguyện viên thu gom túi nilon với khẩu hiệu "thả cá đừng thả túi nilon". (Ảnh VOV) 10h ngày 2/2 (tức 23 tháng Chạp), nhiều gia đình dắt theo trẻ nhỏ đến thả cá chép tại khu vực hồ Tây, cầu Long Biên, hồ Giảng võ... (Ảnh Dân Trí)Tranh thủ giờ nghỉ, Trung sĩ Đoàn Văn Tiệp cùng đồng đội (đang là lính nghĩa vụ đóng quân trên địa bàn Thủ đô) đem 2 túi cá vàng tới hồ Tây phóng sinh. (Ảnh Dân Trí)Theo tín ngưỡng dân gian, ngày lễ cúng 23 tháng Chạp là dịp các gia đình Việt Nam tiễn ''thần bếp'' lên chầu trời, cá chép là "phương tiện" đưa ông Công ông Táo lên thiên đình báo cáo công việc suốt một năm qua. (Ảnh Dân Trí)Hàng năm, khu vực gần Chùa Trấn Quốc nằm trong những điểm thả cá chép quen thuộc của người dân Hà Nội. Năm nay, Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) đã tổ chức hỗ trợ người dân tập trung cá vàng, mang ra sông Hồng thả, tránh ô nhiễm môi trường. (Ảnh Dân Trí)Nhiều bạn nhỏ cũng theo bố mẹ đi thả cá chép, tìm hiểu về phong tục cổ truyền dân gian. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống) Niềm hân hoan, rạng rỡ trên gương mặt những người dân thành tâm tiễn ông Táo về trời trong tiết trời mù sương. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống)Túi nilong đựng cá chép được tình nguyện viên sắp xếp gọn gàng lại sau khi người dân sử dụng xong. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống) Tiễn ông Công, ông Táo về trời, cầu mong cho một năm mới người người an yên. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống) >>> Xem thêm video: Thả cá KOI và cá chép Tam Dương xuống sông Tô Lịch và Hồ Tây. Nguồn: ĐTHHN.
Sáng 2/2 (23 tháng Chạp năm Quý Mão), người dân Hà Nội đổ ra các điểm ao, hồ để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. (Ảnh VOV)
Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, ông Công, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng tình hình 1 năm dưới hạ giới. Chính vì thế, việc phóng sinh cá chép được xem là một nghi lễ không thể bỏ qua. (Ảnh VOV)
Cảnh người dân đi thả cá có thể bắt gặp ở nhiều ao, hồ. (Ảnh VOV)
Cá chép từ túi nilon được thả vào thùng nhằm tránh việc người dân thả cá rồi vứt cả túi nilon. (Ảnh VOV)
Rất nhiều tình nguyện viên thu gom túi nilon với khẩu hiệu "thả cá đừng thả túi nilon". (Ảnh VOV)
10h ngày 2/2 (tức 23 tháng Chạp), nhiều gia đình dắt theo trẻ nhỏ đến thả cá chép tại khu vực hồ Tây, cầu Long Biên, hồ Giảng võ... (Ảnh Dân Trí)
Tranh thủ giờ nghỉ, Trung sĩ Đoàn Văn Tiệp cùng đồng đội (đang là lính nghĩa vụ đóng quân trên địa bàn Thủ đô) đem 2 túi cá vàng tới hồ Tây phóng sinh. (Ảnh Dân Trí)
Theo tín ngưỡng dân gian, ngày lễ cúng 23 tháng Chạp là dịp các gia đình Việt Nam tiễn ''thần bếp'' lên chầu trời, cá chép là "phương tiện" đưa ông Công ông Táo lên thiên đình báo cáo công việc suốt một năm qua. (Ảnh Dân Trí)
Hàng năm, khu vực gần Chùa Trấn Quốc nằm trong những điểm thả cá chép quen thuộc của người dân Hà Nội. Năm nay, Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) đã tổ chức hỗ trợ người dân tập trung cá vàng, mang ra sông Hồng thả, tránh ô nhiễm môi trường. (Ảnh Dân Trí)
Nhiều bạn nhỏ cũng theo bố mẹ đi thả cá chép, tìm hiểu về phong tục cổ truyền dân gian. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống)
Niềm hân hoan, rạng rỡ trên gương mặt những người dân thành tâm tiễn ông Táo về trời trong tiết trời mù sương. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống)
Túi nilong đựng cá chép được tình nguyện viên sắp xếp gọn gàng lại sau khi người dân sử dụng xong. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống)
Tiễn ông Công, ông Táo về trời, cầu mong cho một năm mới người người an yên. (Ảnh Sức Khỏe và Đời Sống)