Theo truyền thống, người dân Việt Nam cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Nhưng trên thực tế, các gia đình có thể lựa chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt tại Hồ Tây, nhiều người dân đã làm lễ cúng và đi thả cá theo quan niệm dân gian, vì cá chép là phương tiện các Táo chầu trời.
Cụ thể, người miền Bắc thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ được thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng.
Nếu như nhiều người lựa chọn khay, bát tô để đựng cá đi thả thì nhiều người vẫn sử dụng túi ni lông.
Tuy nhiên, sau cúng ông Công ông Táo người dân có thói quen tỉa chân nhang cùng với tàn tro và mang ra thả xuống hồ cùng lúc thả cá.
Điều này làm ảnh hưởng đến môi trường. Hình ảnh tàn tro được người dân thả xuống hồ Tây sáng ngày 14/1. Điều này khiến môi trường sống của cá đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, cá đã chết ngửa bụng ngay sau khi được phóng sinh.
Chia sẻ với phóng viên, chị Thủy Tiên (ở quận Tây Hồ) cho biết: "Sáng nay tranh thủ đi làm sớm tiện mình ra đây thả cá, thay vì mọi năm bỏ túi ni lông thì năm nay mình mang theo chậu riêng. Ra đây mình thấy tàn tro và cá chết khá nhiều, có thể là do việc thả cá vô tội vạ kèm theo tàn nhang nên mới thế".
Ghi nhận tại cầu Long Biên, nhiều người dân cũng đến đây để thả cá. Tại đây, nhiều khẩu hiệu thả cá đừng thả túi ni lông đã xuất hiện với mục đích kêu gọi người dân bảo vệ môi trường.
Từng xô cá được đưa dây xuống lòng sông rồi từ từ thả xuống, tránh việc thả từ trên cao hạn chế cá chết.
Ngoài ra, nhóm bạn trẻ còn tiến hành thu gom rác thải và túi ni lông do nhiều người trước đó thả xuống.
Theo truyền thống, người dân Việt Nam cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Nhưng trên thực tế, các gia đình có thể lựa chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt tại Hồ Tây, nhiều người dân đã làm lễ cúng và đi thả cá theo quan niệm dân gian, vì cá chép là phương tiện các Táo chầu trời.
Cụ thể, người miền Bắc thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ được thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng.
Nếu như nhiều người lựa chọn khay, bát tô để đựng cá đi thả thì nhiều người vẫn sử dụng túi ni lông.
Tuy nhiên, sau cúng ông Công ông Táo người dân có thói quen tỉa chân nhang cùng với tàn tro và mang ra thả xuống hồ cùng lúc thả cá.
Điều này làm ảnh hưởng đến môi trường. Hình ảnh tàn tro được người dân thả xuống hồ Tây sáng ngày 14/1. Điều này khiến môi trường sống của cá đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, cá đã chết ngửa bụng ngay sau khi được phóng sinh.
Chia sẻ với phóng viên, chị Thủy Tiên (ở quận Tây Hồ) cho biết: "Sáng nay tranh thủ đi làm sớm tiện mình ra đây thả cá, thay vì mọi năm bỏ túi ni lông thì năm nay mình mang theo chậu riêng. Ra đây mình thấy tàn tro và cá chết khá nhiều, có thể là do việc thả cá vô tội vạ kèm theo tàn nhang nên mới thế".
Ghi nhận tại cầu Long Biên, nhiều người dân cũng đến đây để thả cá. Tại đây, nhiều khẩu hiệu thả cá đừng thả túi ni lông đã xuất hiện với mục đích kêu gọi người dân bảo vệ môi trường.
Từng xô cá được đưa dây xuống lòng sông rồi từ từ thả xuống, tránh việc thả từ trên cao hạn chế cá chết.
Ngoài ra, nhóm bạn trẻ còn tiến hành thu gom rác thải và túi ni lông do nhiều người trước đó thả xuống.