Vụ Tuấn khỉ: Vợ nạn nhân yêu cầu bồi thường 1,1 tỷ liệu có đòi được?

Google News

(Kiến Thức) - Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, vợ anh Vũ Chí Tâm, người nghi bị Tuấn “khỉ” bắn chết rạng sáng ngày 30/1 tại huyện Củ Chi vừa đòi mức bồi thường với số tiền là 1,1 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, vợ anh Vũ Chí Tâm, người nghi bị Tuấn “khỉ” bắn chết, xác nhận tại buổi nhận tang vật do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM trao trả sáng 17/4, chị đã nộp bản khai chi tiết yêu cầu bồi thường đến cơ quan này.
Theo chị Nhung, anh Tâm là lao động chính, là cột trụ về kinh tế, là chỗ dựa về tinh thần cho cả gia đình... Cả nhà chị chỉ sống bằng tiền lương và thu nhập làm thêm của anh Tâm, nên khi anh bị sát hại, nguồn thu nhập bị mất, trong khi đó chị phải lo tiền ăn, học cho hai con nhỏ, một 10 tuổi đang học lớp 4 và một mới 3 tuổi.
Vì thế, chị yêu cầu các bị can, người liên quan bồi thường chi phí nuôi hai con chị đến khi các cháu đủ 18 tuổi, mỗi tháng một cháu là 3 triệu đồng.
Vu Tuan khi: Vo nan nhan yeu cau boi thuong 1,1 ty lieu co doi duoc?
Vợ anh Vũ Chí Tâm, người nghi bị Tuấn “khỉ” bắn chết  nhận lại tang vật.
Theo tính toán của chị Nhung, tông số tiền nuôi 2 cháu nhỏ đến 18 tuổi là 855 triệu đồng. Ngoài ra, vợ nan nhân của vụ Tuấn "khỉ" cũng yêu cầu được bồi thường tiền lo mai táng và các chi phí cúng lễ theo nghi thức truyền thống cho anh Tâm bằng 79,8 triệu đồng; tiền bồi thường tổn thất về tinh thần bằng 100 tháng lương cơ sở tại thời điểm anh Tâm bị bắn chết là 149 triệu đồng.
Chị Nhung cũng yêu cầu được bồi thường tài sản bị chiếm đoạt là chiếc môtô Honda Wave Anpha trị giá 14,5 triệu đồng. Tổng cộng số tiền chị Nhung yêu cầu được bồi thường là gần 1,1 tỷ đồng.
Liệu số tiền bồi thường này có trở thành hiện thực?
Trao đổi với PV Kiến ThứcLuật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại theo quy định của bộ luật dân sự về các khoản chi phí cứu chữa, tiền mai táng, tiền tổn thất về tinh thần và tiền cấp dưỡng cho người mà người bị hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Tuy nhiên mức bồi thường cũng phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người gây thiệt hại. Bởi vậy trong trường hợp thực tế có thể trên 1.000.000.000 đồng nhưng Tuấn "khỉ" đã chết và tài sản để lại chưa đến 1.000.000.000 đồng thì người bị hại cũng không đảm bảo được quyền lợi về Bồi thường thiệt hại.
Vu Tuan khi: Vo nan nhan yeu cau boi thuong 1,1 ty lieu co doi duoc?-Hinh-2
Luật sư Đặng Văn Cường 
Về nguyên tắc thì khi người gây thiệt hại đã chết, vấn đề bồi thường thiệt hại chỉ được giải quyết trong phạm vi tài sản do người chết để lại. Những người thừa kế của người chết có nghĩa vụ thay mặt người chết thanh toán nghĩa vụ dân sự do người chết để lại, nếu còn thừa thì tài sản đó được chia thừa kế. Nếu thiếu thì người bị thiệt hại phải chịu thiệt.
Suy cho cùng thì không có gì có thể bù đắp được tính mạng con người, những khoản bồi thường thiệt hại khi tính mạng bị xâm phạm thì chỉ bù đắp được phần nào những thiệt hại, mất mát, khó có thể định lượng được bao nhiêu tiền thì bù đắp được một mạng người. Bởi vậy những người bị hại, đại diện gia đình bị hại trong vụ án hình sự thường chịu thiệt thòi. Thiệt hại thực tế có thể lớn hơn rất nhiều lần nhưng để chứng minh là rất khó, hơn nữa pháp luật cũng quy định là việc bồi thường thiệt hại còn phụ thuộc vào khả năng của người gây thiệt hại.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
>>> Xem thêm video: Xả súng Củ Chi: Truy nã đồng phạm của Tuấn "khỉ"

Mô tả video


Xuân Diệp

>> xem thêm

Bình luận(0)