Đủ căn cứ để chuyển cơ quan điều tra, khởi tố
Liên quan đến vụ việc
Hiệu trưởng bớt xén khẩu phần ăn của học sinh ở Sơn La, sau khi có kết luận về những sai phạm của ông Lò Xuân Dừa (Hiệu trưởng trường Nội trú huyện Phù Yên), tr
ao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật Sư TPHCM) đã có những phân tích xoay quanh vụ việc này.
Theo luật sư, vụ việc Hiệu trưởng bớt xén khẩu phần ăn học sinh cho thấy có rất nhiều nghi vấn mà cần phải có sự vào cuộc của Cơ quan điều tra. Bởi lẽ vụ việc có dấu hiệu của việc vi phạm pháp luật hình sự.
|
Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TPHCM) |
"Có thể thấy số tiền 300 triệu đối với một công chức, viên chức quả là một số tiền lớn, là cả một gia sản của một viên chức.
Nếu họ thực sự không vi phạm, không tham ô để chiếm đoạt số tiền này thì họ không bao giờ tự nguyện nộp lại mà họ sẽ tìm cách chứng minh cho sự trong sạch của mình hay nói một cách đơn giản đó là: Tôi không ăn sao bắt tôi chịu?
Tham ô được hiểu là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình. Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý thành tài sản riêng" - luật sư nói
Luật sư Bình phân tích thêm, việc cắt xén, ăn bớt này đã xâm phạm những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
Vì vậy, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi Tội tham ô tài sản là rất cấp bách và cần thiết. Tội tham ô tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 353 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Với hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, việc nộp lại số tiền 300 triệu chỉ là tình tiết khắc phục hậu quả và được xem là tình tiết giảm nhẹ chứ không phải nộp vào thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Như vậy, số tiền mà hiệu trưởng Lò Xuân Dừa phải nộp lại cho nhà trường từ đâu ra, nếu như đó không phài là số tiền cá nhân của ông? Và nếu đúng, thì vì lý do gì khiến vị hiệu trưởng này phải tự bỏ tiền túi ra để nộp lại như vậy? Nếu như đó không phải là tiền tham ô, tham nhũng?
Dư luận cũng như chính những người trong cuộc đang mong chờ và đề nghị cơ quan chức năng làm rõ về khoản tiền ông Dừa tự bỏ tiền túi ra nộp lại hơn 300 triệu đồng từ đâu mà có, đó có phải là tiền do tham ô tham nhũng không? Nếu đúng, vụ việc cần chuyển cơ quan điều tra vì có dấu hiệu hình sự" - luật sư cho biết.
Có sai phạm trong việc bớt xén khẩu phần ăn
Liên quan đến loạt bài “Hiệu trưởng bị tố bớt xén khẩu phần của học sinh tại trường Nội trú huyện Phù Yên” mà Kiến Thức đã phản ánh. Ngay sau loạt bài, ngày 24/6 UBKT huyện ủy Phù Yên đã có kết luận.
Theo kết luận, ông Lò Xuân Dừa – Hiệu trưởng trường Nội trú huyện Phù Yên đã có nhiều khuất tất trong quá trình điều hành và quản lý nhà trường, đặc biệt là việc bớt xén khẩu phần ăn của các học sinh.
Sau khi có kết luận của UBKT huyện ủy, ông Lò Xuân Dừa đã bị kỷ luật về mặt Đảng với hình thức là cảnh cáo. Đồng thời, UBKT huyện ủy Phù Yên đã đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La xem xét kỷ luật ông Lò Xuân Dừa với vai trò là công chức (kỷ luật về mặt chính quyền - PV) và bố trí lại vị trí công tác.
|
Trường PTDT huyện Phù Yên |
Kết luận của UBKT cũng nêu rõ việc ông Lò Xuân Dừa đã chỉ đạo bớt xén khẩu phần ăn là để thành lập quỹ ăn sáng; sử dụng vào hoạt động của nhà trường. Việc ông Dừa chỉ đạo bớt xén để thành lập quỹ ăn sáng đã vấp phải sự phản đối của tập thể giáo viên trong trường bởi giáo viên nhà trường cho rằng ông Dừa tự ý lập “quỹ đen” trong khi tất cả các khoản thu, chi đều không được thông qua Hội đồng nhà trường và không công khai trước tập thể.
Với câu trả lời đó, một loạt nghi vấn được đặt ra trước việc chỉ đạo bớt xén khẩu phần ăn của ông Dừa để thành lập quỹ ăn sáng và sử dụng vào các hoạt động của nhà trường.
Hiệu trưởng tự nguyện nộp lại số tiền 325 triệu đồng tiền bớt xén
Cũng ngay sau khi kết luận của UBKT huyện Phù Yên được công bố đã “xuất hiện” danh sách cán bộ, giáo viên được nhận tiền từ “quỹ đen” do ông Lò Xuân Dừa tự ý lập ra cũng được công bố. Những cán bộ, giáo viên có tên trong danh sách được “yêu cầu” truy thu lại số tiền được cho là đã nhận từ ông Dừa.
Danh sách ghi rõ mỗi giáo viên “buộc phải” truy thu số tiền 3.225.000 đồng (Nữ) đến 3.725.000 đồng (Nam), danh sách cũng nêu rõ các khoản thu như: quà 20/11, tiền ăn nhân ngày lễ, tết, tiền đồng phục nam nữ, thưởng, quà tết... Tuy nhiên, việc “truy thu” này đã vấp phải sự phải đối của tập thể cán bộ, giáo viên trong trường, bởi những khoản thu này các giáo viên không hề hay biết...
|
Ông Lò Xuân Dừa đã tự nguyện nộp lại số tiền hơn 320 triệu đồng. Vậy số tiền đó từ đâu mà ra? có phải do tham ô, tham nhũng hay ông Dừa tự bỏ ra? |
Để minh oan, tập thể giáo viên nhà trường đã viết Đơn khiếu nại; cầu cứu gửi đến UBKT huyện ủy Phù Yên, UBKT tỉnh ủy Sơn La yêu cầu làm rõ số tiền mà các giáo viên có tên trong danh sách “đen” phải truy thu.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ nhiệm UBKT huyện ủy Phù Yên cho biết, ông Dừa đã tự bỏ tiền ra nộp lại hơn 300 triệu đồng.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.