Mới đây, chi nhánh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Vũng Tàu đã gửi kiến nghị lên Phó thủ tướng Trương Hòa Bình sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra- Công an TP HCM công bố kết luận điều tra bổ sung vụ án chìm ca nô xảy ra vào tháng 8/2013, tại huyện Cần Giờ, TP HCM.
|
Một ca nô đóng bằng công nghệ mới PPC của Công ty Việt Séc. (Ảnh: VOV.VN) |
Hai bị can gồm ông Vũ Văn Đảo (SN 1968, quê Hải Phòng – Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Séc) và ông Đinh Văn Quyết (SN 1980, quê Nam Định – Giám đốc Công ty Cổ phần Vũng Tàu- Maria) tiếp tục bị đề nghị truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”.
Trong đơn kiến nghị VCCI Vũng Tàu nêu rõ: Vụ án "Ðưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn" mà dư luận gọi là án chìm ca nô ở biển Cần Giờ, do các quan tố tụng TP. HCM khởi tố ngày 4/9/2013, kéo dài đã 5 năm, Vụ tai nan giao thông đường thùy không may mắn xảy ra ngày 2/8/2013, phương tiện gây tai nan tàu BP 12-0402 là cùa Biên phòng được đăng kiểm Hải quân đăng kiểm cho phép đưa vào sử dụng từ tháng 7/2013.
Nguyên nhân được xác định là do chở quá người kết hợp với việc gặp thời tiết xấu nhưng các quan tố tụng lại khởi tố người sản xuất ra phương tiện là ông Vũ Văn Đảo và ông Đinh Văn Quyết với hành vi sai phạm đưa công nghệ vật liệu mới vào sản xuất tàu thuyền thành phạm tội.
Với nội dung kết luận điều tra số 372-25/KLDT-PC44-Ð3 ngày 12/9/2014, dư luận và các cơ quan chức năng, tổ chức, chuyên gia pháp luật đã có nhiều phản ứng không đồng tình từ việc các cơ quan tố tụng ban hành bản Kết luận điều tra ngày 12/9/2014, khi đã hết thời hạn điều tra đến việc các cơ quan tố tụng hình sự hóa hành vi đưa khoa học công nghệ vào đời sống.
Trong kết luận điều tra bổ sung ngày 30/8/201 8, cơ quan điều tra tiếp tục đề nghị truy tố đối với ông Đảo và ông Quyết với hành vi "đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn".
Đơn kiến nghị cũng cho rằng, với trách nhiệm của một tổ chức đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp tại khu vực, chi nhánh VCCI tại Vũng Tàu đã nhiều lần có văn bản kiến nghị các cơ quan tố tụng TP Hồ Chí Minh đình chỉ vụ án nhưng chưa được cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét giải quyết.
Công ty CP Công nghệ Việt Séc – một doanh nghiêp khoa hoc công nghê suốt từ khi thành lập (tháng 4/2012) đến nay đã liên tục gặp khó khăn khi người lãnh đạo bị vướng vào vụ án trên. Tuy nhiên, hiện nay công ty đã đang trong giai đoạn ổn định, người lao động đã có thêm công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho gia đình thì cơ quan CSĐT CA TP HCM tiếp tục truy tố.
"Về ông Vũ Văn Đảo, một doanh nhân tâm huyết với doanh nghiệp và người lao động, ông đã có nhiều ý tưởng mới, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương, đóng góp nguồn thu lớn vào ngân sách nhà nước.
Khi xảy ra sự cố tai nạn không mong muốn, ông Đảo đã nhận thức được trách nhiệm của mình và hết lòng chia sẻ, đồng hành cùng gia đình của người bị nạn. Điều đó cho thấy trách nhiệm của người đứng đầu một doanh nghiệp mặc dù đang bị truy tố và vụ án đến nay đã kéo dài đến 5 năm.
Luật pháp là để bảo vệ sự ổn định của xã hội, là để trừng phạt kẻ có tội và bảo vệ người vô tội, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Trên thực tế, vụ án này là một vụ tai nạn giao thông không ai mong muốn xảy ra, không ai mong mong muốn gây ra nhưng thiệt hại như thế, mọi việc đã xảy ra không nằm trong phạm vi kiểm soát của người bị nạn và bị can trong vụ án.
Ngoài việc phải giữ nghiêm phép nước, chúng ta cũng cần đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp tích cực sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế đất nước.
Vậy nên, VCCI Vũng Tàu tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng cơ quan tố tụng liên quan đến vụ án này xem xét lại vụ án một cách công tâm nhất, tôn trọng và đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật, xử lý đúng người đúng tội, tránh gây oan sai cho người vô tội." - kiến nghị nêu.